Nhóm nghiên cứu đến từ ĐH Copenhagen (Đan Mạch) đã tìm thấy nơi dễ sống hơn Trái đất trong vũ trụ. Hành tinh của chúng ta may mắn nằm chính giữa "vùng sự sống" khá nhỏ hẹp của hệ Mặt Trời.Tuy nhiên, nơi may mắn nhất cho sự sống là vùng Goldilocks (vùng có thể sinh sống) rộng lớn xung quanh các ngôi sao giống Mặt Trời, tuy nhiên không đơn độc như ngôi sao mẹ của chúng ta mà sóng đôi thành cặp.Trước đây, các nhà khoa học thường hướng đến các ngôi sao giống Mặt Trời để tìm kiếm các thế giới ngoài hành tinh sống được, nhưng các mô hình mới tiết lộ đó không còn là lựa chọn hoàn hảo.Một cặp "mặt trời" song sinh có thể nâng cơ hội sống được trong hệ sao đó lên rất cao, vì mở rộng vùng sự sống lên đáng kể.Khi đứng cạnh nhau và quay quanh nhau, các cặp sao này sưởi ấm các hành tinh mà mỗi ngôi sao sinh ra, từ đó tạo ra cơ hội lớn hơn cho nước lỏng hiện diện trên một hành tinh."Kết quả rất thú vị vì cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất sẽ được trang bị một số công cụ mới cực kỳ mạnh mẽ trong những năm tới. Điều này nâng cao tầm quan trọng của việc hiểu biết các hành tinh được hình thành quanh các loại sao khác nhau như thế nào, giúp xác định chính xác những nơi đặc biệt thú vị để thăm dò sự sống", giáo sư Jes Kristian Jorgensen, trưởng dự án cho biết.Các nhà khoa học đã đưa dữ liệu vào các mô phỏng máy tính nhằm quay ngược thời gian, nghiên cứu chi tiết về cách bụi và khí được bồi tụ trong các đĩa, các hiện tượng vật lý đã diễn ra, từ đó đưa ra những kịch bản rõ ràng về sự tiến hóa của hệ sao trong quá khứ lẫn tương lai.Đặc biệt, trọng lực chung được tạo ra bởi cặp đôi ảnh hưởng đến đĩa xung quanh theo cách gây ra một lượng lớn vật chất rơi về phía các ngôi sao, gây ra các vụ nổ xé toạc đĩa khí và bụi.Các vụ nổ này lại kích thích, làm vỡ các sao chổi lang thang, khiến chúng bắn tung vật liệu - bao gồm rất nhiều vật liệu hữu cơ, những khối xây dựng sự sống quý giá - vào đĩa tiền hành tinh. Điều này cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng những hành tinh có thể sống được sau này.Khám phá mới này dựa trên những quan sát của siêu kính viễn vọng ALMA đặt tại Chile, hướng về một cặp sao đôi non trẻ cách Trái đất khoảng 1.000 năm ánh sáng, được đặt tên là NGC 1333-IRAS2A, đang được bao quanh bởi một đĩa khí bụi.Trước đây, Joni Clark, nữ sinh viên trường Đại học New Mexico (Mỹ) đã kết luận xác suất để tồn tại sự sống trên các hành tinh quay xung quanh hệ sao đôi là khá lớn.Nếu mỗi ngôi sao trong hệ sao đôi có kích thước ít nhất bằng 80% kích thước mặt trời của chúng ta và cả hai quay gần nhau thì có khả năng tồn tại sự sống trên những hành tinh ở gần chúng.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Nhóm nghiên cứu đến từ ĐH Copenhagen (Đan Mạch) đã tìm thấy nơi dễ sống hơn Trái đất trong vũ trụ. Hành tinh của chúng ta may mắn nằm chính giữa "vùng sự sống" khá nhỏ hẹp của hệ Mặt Trời.
Tuy nhiên, nơi may mắn nhất cho sự sống là vùng Goldilocks (vùng có thể sinh sống) rộng lớn xung quanh các ngôi sao giống Mặt Trời, tuy nhiên không đơn độc như ngôi sao mẹ của chúng ta mà sóng đôi thành cặp.
Trước đây, các nhà khoa học thường hướng đến các ngôi sao giống Mặt Trời để tìm kiếm các thế giới ngoài hành tinh sống được, nhưng các mô hình mới tiết lộ đó không còn là lựa chọn hoàn hảo.
Một cặp "mặt trời" song sinh có thể nâng cơ hội sống được trong hệ sao đó lên rất cao, vì mở rộng vùng sự sống lên đáng kể.
Khi đứng cạnh nhau và quay quanh nhau, các cặp sao này sưởi ấm các hành tinh mà mỗi ngôi sao sinh ra, từ đó tạo ra cơ hội lớn hơn cho nước lỏng hiện diện trên một hành tinh.
"Kết quả rất thú vị vì cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất sẽ được trang bị một số công cụ mới cực kỳ mạnh mẽ trong những năm tới. Điều này nâng cao tầm quan trọng của việc hiểu biết các hành tinh được hình thành quanh các loại sao khác nhau như thế nào, giúp xác định chính xác những nơi đặc biệt thú vị để thăm dò sự sống", giáo sư Jes Kristian Jorgensen, trưởng dự án cho biết.
Các nhà khoa học đã đưa dữ liệu vào các mô phỏng máy tính nhằm quay ngược thời gian, nghiên cứu chi tiết về cách bụi và khí được bồi tụ trong các đĩa, các hiện tượng vật lý đã diễn ra, từ đó đưa ra những kịch bản rõ ràng về sự tiến hóa của hệ sao trong quá khứ lẫn tương lai.
Đặc biệt, trọng lực chung được tạo ra bởi cặp đôi ảnh hưởng đến đĩa xung quanh theo cách gây ra một lượng lớn vật chất rơi về phía các ngôi sao, gây ra các vụ nổ xé toạc đĩa khí và bụi.
Các vụ nổ này lại kích thích, làm vỡ các sao chổi lang thang, khiến chúng bắn tung vật liệu - bao gồm rất nhiều vật liệu hữu cơ, những khối xây dựng sự sống quý giá - vào đĩa tiền hành tinh. Điều này cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng những hành tinh có thể sống được sau này.
Khám phá mới này dựa trên những quan sát của siêu kính viễn vọng ALMA đặt tại Chile, hướng về một cặp sao đôi non trẻ cách Trái đất khoảng 1.000 năm ánh sáng, được đặt tên là NGC 1333-IRAS2A, đang được bao quanh bởi một đĩa khí bụi.
Trước đây, Joni Clark, nữ sinh viên trường Đại học New Mexico (Mỹ) đã kết luận xác suất để tồn tại sự sống trên các hành tinh quay xung quanh hệ sao đôi là khá lớn.
Nếu mỗi ngôi sao trong hệ sao đôi có kích thước ít nhất bằng 80% kích thước mặt trời của chúng ta và cả hai quay gần nhau thì có khả năng tồn tại sự sống trên những hành tinh ở gần chúng.