Thông qua trích xuất và giải trình tự gene từ 41 mẫu trầm tích được thu thập năm 2006 ở 5 địa điểm thuộc bán đảo Peary Land, gần Bắc Băng Dương, các chuyên gia đã tìm thấy ADN cổ nhất thế giới. Đó là ADN của động vật, thực vật và vi khuẩn có niên đại khoảng 2 triệu năm tuổi.Theo các chuyên gia, những chuỗi ADN siêu nhỏ được phát hiện trong đất sét và thạch anh bao gồm hơn 100 loài động, thực vật như voi răng mấu, tuần lộc, thỏ rừng, vượn cáo, ngỗng cùng thực vật, cây dương xỉ và các vi sinh vật như vi khuẩn và nấm.Mặc dù những mẫu vật trên đã bị phân hủy thành các mảnh rất nhỏ nhưng các nhà khoa học vẫn có thể giải mã trình tự gen từ hàng chục triệu cặp bazơ, tạo thành chuỗi ADN hoàn chỉnh. Sau đó, họ ước tính tuổi của các mẫu ADN nhờ các thông tin di truyền.Giáo sư Eske Willerslev, Giám đốc Trung tâm Di truyền địa chất của Quỹ Lundbeck là tác giả chính của nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature.Theo ông Willerslev, việc tìm thấy ADN của voi răng mấu là một bất ngờ lớn vì các nhà khoa học chưa từng tìm thấy ở Greenland trước đó."Bất ngờ lớn nhất là các loài động, thực vật Bắc Cực và ôn đới sinh sống trong cùng hệ sinh thái với nhau. Nó độc đáo đến mức không có hệ sinh thái tương tự thời hiện đại nào có được", giáo sư Eske Willerslev cho hay.Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vào khoảng 2 triệu năm trước, nhiệt độ trung bình của Greenland cao hơn 11 - 17 độ C. Greenland được coi là một sa mạc vùng cực.Giáo sư Willerslev cho biết các chuỗi ADN rời rạc, bị phân hủy thành các mảnh rất nhỏ nên không thể sử dụng nhằm "hồi sinh" các loài đã tuyệt chủng.Thế nhưng, phát hiện mới đây có thể tiết lộ bí mật về cách thực vật chống chọi tốt hơn với khí hậu nóng lên.Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.
Thông qua trích xuất và giải trình tự gene từ 41 mẫu trầm tích được thu thập năm 2006 ở 5 địa điểm thuộc bán đảo Peary Land, gần Bắc Băng Dương, các chuyên gia đã tìm thấy ADN cổ nhất thế giới. Đó là ADN của động vật, thực vật và vi khuẩn có niên đại khoảng 2 triệu năm tuổi.
Theo các chuyên gia, những chuỗi ADN siêu nhỏ được phát hiện trong đất sét và thạch anh bao gồm hơn 100 loài động, thực vật như voi răng mấu, tuần lộc, thỏ rừng, vượn cáo, ngỗng cùng thực vật, cây dương xỉ và các vi sinh vật như vi khuẩn và nấm.
Mặc dù những mẫu vật trên đã bị phân hủy thành các mảnh rất nhỏ nhưng các nhà khoa học vẫn có thể giải mã trình tự gen từ hàng chục triệu cặp bazơ, tạo thành chuỗi ADN hoàn chỉnh. Sau đó, họ ước tính tuổi của các mẫu ADN nhờ các thông tin di truyền.
Giáo sư Eske Willerslev, Giám đốc Trung tâm Di truyền địa chất của Quỹ Lundbeck là tác giả chính của nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature.
Theo ông Willerslev, việc tìm thấy ADN của voi răng mấu là một bất ngờ lớn vì các nhà khoa học chưa từng tìm thấy ở Greenland trước đó.
"Bất ngờ lớn nhất là các loài động, thực vật Bắc Cực và ôn đới sinh sống trong cùng hệ sinh thái với nhau. Nó độc đáo đến mức không có hệ sinh thái tương tự thời hiện đại nào có được", giáo sư Eske Willerslev cho hay.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vào khoảng 2 triệu năm trước, nhiệt độ trung bình của Greenland cao hơn 11 - 17 độ C. Greenland được coi là một sa mạc vùng cực.
Giáo sư Willerslev cho biết các chuỗi ADN rời rạc, bị phân hủy thành các mảnh rất nhỏ nên không thể sử dụng nhằm "hồi sinh" các loài đã tuyệt chủng.
Thế nhưng, phát hiện mới đây có thể tiết lộ bí mật về cách thực vật chống chọi tốt hơn với khí hậu nóng lên.
Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.