Nghiên cứu từ Đại học Texas ở Austin (Mỹ) cho thấy sự sống Trái đất thời kỳ tuyệt chủng 66 triệu năm về trước không bị hủy hoại bởi núi lửa, sóng thần hay một thảm họa toàn cầu nào khác.Mà chỉ riêng cú va chạm của tiểu hành tinh khổng lồ và lượng bụi mà nó bắn ra đã đủ để đưa toàn bộ Trái đất vào bóng tối.Các nhà khoa học đã thu thập hơn 910 mét lõi đá từ miệng hố va chạm bị chôn vùi dưới đáy vịnh Mexico và tìm thấy iridium - một nguyên tố hiếm gặp trong vỏ Trái đất nhưng chính là dấu hiệu của vật chất tiểu hành tinh.Lượng iridium tăng đột biến trong lớp địa chất tìm thấy trên khắp thế giới có niên đại tương đồng với niên đại của lớp trầm tích chứa iridium trong miệng hố va chạm này: chỉ 2 thập kỷ sau va chạm.Trước đây, giả thuyết về tiểu hành tinh Chicxulub mới chỉ là "giả thuyết" cũng vì lý do đó: chúng ta chỉ có một chiếc hố, không có bất cứ gì còn lại của tiểu hành tinh đó.Tuy nhiên, việc phát hiện bụi dưới hố va chạm đã chứng minh tiểu hành tinh Chicxulub không chỉ là "giả thuyết". Bởi trước đó, chúng ta chỉ có một chiếc hố, không có bất cứ gì còn lại của tiểu hành tinh đó.Nó cũng tiết lộ nguyên nhân 75% sinh vật Trái đất, trong đó có khủng long bị tuyệt chủng.Tiểu hành tinh Chicxulub vỡ nát, biến thành hàng tấn bụi khổng lồ bay vào khí quyển, che mất ánh sáng Mặt trời trong nhiều năm ròng khiến nhiều sinh vật mất hẳn nguồn sống.May mắn là 25% sinh vật, hầu hết cỡ nhỏ, đã sống sót qua giai đoạn khó khăn này. Chờ vài thập kỷ cho bụi tiểu hành tinh lắng đọng hẳn, mặt trời trở lại, để tiếp tục tiến hóa thành những loài mới bao phủ địa cầu.Tiểu hành tinh Chicxulub là một vật thể không gian lớn tới 10km đã lao vào trái đất vào cuối kỷ Phấn trắng, tức khoảng 65 triệu năm về trước.Tiểu hành tinh này để lại hố Chicxulub rộng tới 180km, nằm ở vùng ven bờ bán đảo Yucatan của Mexico, một nửa dưới nước, một nửa trên bờ.Vụ va chạm giải phóng năng lượng tương đương 1 nghìn tỉ tấn thuốc nổ TNT này đã làm thay đổi môi trường trái đất vĩnh viễn.
Nghiên cứu từ Đại học Texas ở Austin (Mỹ) cho thấy sự sống Trái đất thời kỳ tuyệt chủng 66 triệu năm về trước không bị hủy hoại bởi núi lửa, sóng thần hay một thảm họa toàn cầu nào khác.
Mà chỉ riêng cú va chạm của tiểu hành tinh khổng lồ và lượng bụi mà nó bắn ra đã đủ để đưa toàn bộ Trái đất vào bóng tối.
Các nhà khoa học đã thu thập hơn 910 mét lõi đá từ miệng hố va chạm bị chôn vùi dưới đáy vịnh Mexico và tìm thấy iridium - một nguyên tố hiếm gặp trong vỏ Trái đất nhưng chính là dấu hiệu của vật chất tiểu hành tinh.
Lượng iridium tăng đột biến trong lớp địa chất tìm thấy trên khắp thế giới có niên đại tương đồng với niên đại của lớp trầm tích chứa iridium trong miệng hố va chạm này: chỉ 2 thập kỷ sau va chạm.
Trước đây, giả thuyết về tiểu hành tinh Chicxulub mới chỉ là "giả thuyết" cũng vì lý do đó: chúng ta chỉ có một chiếc hố, không có bất cứ gì còn lại của tiểu hành tinh đó.
Tuy nhiên, việc phát hiện bụi dưới hố va chạm đã chứng minh tiểu hành tinh Chicxulub không chỉ là "giả thuyết". Bởi trước đó, chúng ta chỉ có một chiếc hố, không có bất cứ gì còn lại của tiểu hành tinh đó.
Nó cũng tiết lộ nguyên nhân 75% sinh vật Trái đất, trong đó có khủng long bị tuyệt chủng.
Tiểu hành tinh Chicxulub vỡ nát, biến thành hàng tấn bụi khổng lồ bay vào khí quyển, che mất ánh sáng Mặt trời trong nhiều năm ròng khiến nhiều sinh vật mất hẳn nguồn sống.
May mắn là 25% sinh vật, hầu hết cỡ nhỏ, đã sống sót qua giai đoạn khó khăn này. Chờ vài thập kỷ cho bụi tiểu hành tinh lắng đọng hẳn, mặt trời trở lại, để tiếp tục tiến hóa thành những loài mới bao phủ địa cầu.
Tiểu hành tinh Chicxulub là một vật thể không gian lớn tới 10km đã lao vào trái đất vào cuối kỷ Phấn trắng, tức khoảng 65 triệu năm về trước.
Tiểu hành tinh này để lại hố Chicxulub rộng tới 180km, nằm ở vùng ven bờ bán đảo Yucatan của Mexico, một nửa dưới nước, một nửa trên bờ.
Vụ va chạm giải phóng năng lượng tương đương 1 nghìn tỉ tấn thuốc nổ TNT này đã làm thay đổi môi trường trái đất vĩnh viễn.