Nặng xấp xỉ 3,5 tấn và có lẽ là sở hữu cái sừng tê lớn nhất từng có của dòng họ loài động vật to lớn, con Elasmotherium sibiricum - hay được biết tới với cái tên "dân dã" hơn là Kỳ lân Siberia - đã từng hùng dũng dạo bước trên bề mặt Trái Đất. Nhưng bên cạnh vẻ ngoài "giống tê giác" ra, ta không biết gì nhiều về loài vật to lớn.Rất nhiều loài vật to lớn cùng chung sống với con người hiện đại đã bị tuyệt chủng do săn bắt, có thể kể đến voi mammoth hay loài lười khổng lồ, thế nhưng Kosintsev và các đồng nghiệp lại cho rằng tổ tiên loài người không hứng thú gì lắm với con tê giác. Lý do chính khiến Kỳ lân Siberia tuyệt chủng là biến đổi khí hậu.Vấn đề về chiếc sừng kỳ lạ của loài này cho tới nãy vẫn đang được tranh luận rất nhiều, và chủ yếu liên quan đến việc loài này có một chiếc sừng hay có thể phân hóa thành loài có hai sừng giống như những loài tê giác hiện đại, chiếc sừng của nó có thể lớn như thế nào và nó được sử dụng để làm gì.Các đặc trưng kỳ dị về hình thái của tê giác Elasmotherium cũng tạo ra 2 giả thuyết về sự xuất hiện và đặc trưng môi trường sống của chúng. Giả thuyết thứ nhất, cho rằng chúng là loài động vật to lớn có lông mịn như len và sừng to ở trán, sinh sống trên các thảo nguyên.Giả thuyết thứ hai coi Elasmotherium là các sinh vật sống ven sông. Rất có thể là Elasmotherium sinh sống trong cả hai môi trường này. Các đặc trưng về bộ răng và hộp sọ hỗ trợ cho giả thuyết thứ hai.Nhiều giả thuyết cho rằng chiếc sừng đặc biệt lớn của chúng có những chức năng bao gồm phòng thủ, thu hút bạn tình, xua đuổi đối thủ cạnh tranh, đào tuyết để tìm cỏ, và đào đất để tìm kiếm nước, rễ cây. Vì những con thú này là động vật ăn cỏ, giống như tê giác hiện đại của chúng ta, cho nên những chiếc sừng này không thể được sử dụng để tấn công chủ động hoặc giết con mồi.Tuy nhiên những mẫu vật hóa thạch mà chúng ta thu thập được từ trước cho tới nay vẫn còn hạn chế, và mới chỉ chứng minh được rằng đây là một loài có sừng và được bao phủ bởi lông, giống như loài voi ma mút lông cừu.Bằng chứng chính cho thấy kỳ lân Siberia có sừng chính là phần nhô ra phía trước trên hộp sọ, điều này đã thu hút sự chú ý của các nhà cổ sinh vật học vào thế kỷ 19 và ngay lập tức được hiểu là cơ sở cho một chiếc sừng. Bằng chứng cũng cho thấy rằng chiếc sừng sẽ không có hình tròn.Điều này được hỗ trợ bởi một hóa thạch có một vết thương thủng không tròn, đã lành một phần ở phần đáy, thường được hiểu là kết quả của việc chiến đấu với một con đực khác bằng sừng. Trong khi những con đực sẽ chiến đấu vì lãnh thổ của mình, thì môi trường sống của chúng trải dài từ sông Don đến phía đông của Kazakhstan hiện đại.Những phát hiện còn sót lại cho thấy nơi cư trú lâu đời của những con tê giác cổ đại này ở phía đông nam của Đồng bằng Tây Siberi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tìm ra được lý do rõ ràng tại sao những con kỳ lân Siberia cuối cùng lại chết.Vẫn có tỉ lệ nào đó con người góp phần đưa loài tê giác khổng lồ tới bờ vực tuyệt chủng, cho dù ta vẫn có bằng chứng chứng minh sự "vô tội" của mình: các bức vẽ trên tường hang không thấy nhắc tới Kỳ lân Siberia, và cũng không tìm thấy xương loài tê giác này trong các khu vực sinh sống của loài người sống tại thời điểm con kỳ lân tuyệt chủng.Chỉ có một điều chắc chắn duy nhất: tổ tiên của ta đã tận mắt chứng kiến sự lụi tàn của một trong những sinh vật đẹp kỳ ảo bậc nhất từng dạo bước trên Địa Cầu.>>>Xem thêm video: Bật cười với những khoảnh khắc hài hước của động vật.
Nặng xấp xỉ 3,5 tấn và có lẽ là sở hữu cái sừng tê lớn nhất từng có của dòng họ loài động vật to lớn, con Elasmotherium sibiricum - hay được biết tới với cái tên "dân dã" hơn là Kỳ lân Siberia - đã từng hùng dũng dạo bước trên bề mặt Trái Đất. Nhưng bên cạnh vẻ ngoài "giống tê giác" ra, ta không biết gì nhiều về loài vật to lớn.
Rất nhiều loài vật to lớn cùng chung sống với con người hiện đại đã bị tuyệt chủng do săn bắt, có thể kể đến voi mammoth hay loài lười khổng lồ, thế nhưng Kosintsev và các đồng nghiệp lại cho rằng tổ tiên loài người không hứng thú gì lắm với con tê giác. Lý do chính khiến Kỳ lân Siberia tuyệt chủng là biến đổi khí hậu.
Vấn đề về chiếc sừng kỳ lạ của loài này cho tới nãy vẫn đang được tranh luận rất nhiều, và chủ yếu liên quan đến việc loài này có một chiếc sừng hay có thể phân hóa thành loài có hai sừng giống như những loài tê giác hiện đại, chiếc sừng của nó có thể lớn như thế nào và nó được sử dụng để làm gì.
Các đặc trưng kỳ dị về hình thái của tê giác Elasmotherium cũng tạo ra 2 giả thuyết về sự xuất hiện và đặc trưng môi trường sống của chúng. Giả thuyết thứ nhất, cho rằng chúng là loài động vật to lớn có lông mịn như len và sừng to ở trán, sinh sống trên các thảo nguyên.
Giả thuyết thứ hai coi Elasmotherium là các sinh vật sống ven sông. Rất có thể là Elasmotherium sinh sống trong cả hai môi trường này. Các đặc trưng về bộ răng và hộp sọ hỗ trợ cho giả thuyết thứ hai.
Nhiều giả thuyết cho rằng chiếc sừng đặc biệt lớn của chúng có những chức năng bao gồm phòng thủ, thu hút bạn tình, xua đuổi đối thủ cạnh tranh, đào tuyết để tìm cỏ, và đào đất để tìm kiếm nước, rễ cây. Vì những con thú này là động vật ăn cỏ, giống như tê giác hiện đại của chúng ta, cho nên những chiếc sừng này không thể được sử dụng để tấn công chủ động hoặc giết con mồi.
Tuy nhiên những mẫu vật hóa thạch mà chúng ta thu thập được từ trước cho tới nay vẫn còn hạn chế, và mới chỉ chứng minh được rằng đây là một loài có sừng và được bao phủ bởi lông, giống như loài voi ma mút lông cừu.
Bằng chứng chính cho thấy kỳ lân Siberia có sừng chính là phần nhô ra phía trước trên hộp sọ, điều này đã thu hút sự chú ý của các nhà cổ sinh vật học vào thế kỷ 19 và ngay lập tức được hiểu là cơ sở cho một chiếc sừng. Bằng chứng cũng cho thấy rằng chiếc sừng sẽ không có hình tròn.
Điều này được hỗ trợ bởi một hóa thạch có một vết thương thủng không tròn, đã lành một phần ở phần đáy, thường được hiểu là kết quả của việc chiến đấu với một con đực khác bằng sừng. Trong khi những con đực sẽ chiến đấu vì lãnh thổ của mình, thì môi trường sống của chúng trải dài từ sông Don đến phía đông của Kazakhstan hiện đại.
Những phát hiện còn sót lại cho thấy nơi cư trú lâu đời của những con tê giác cổ đại này ở phía đông nam của Đồng bằng Tây Siberi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tìm ra được lý do rõ ràng tại sao những con kỳ lân Siberia cuối cùng lại chết.
Vẫn có tỉ lệ nào đó con người góp phần đưa loài tê giác khổng lồ tới bờ vực tuyệt chủng, cho dù ta vẫn có bằng chứng chứng minh sự "vô tội" của mình: các bức vẽ trên tường hang không thấy nhắc tới Kỳ lân Siberia, và cũng không tìm thấy xương loài tê giác này trong các khu vực sinh sống của loài người sống tại thời điểm con kỳ lân tuyệt chủng.
Chỉ có một điều chắc chắn duy nhất: tổ tiên của ta đã tận mắt chứng kiến sự lụi tàn của một trong những sinh vật đẹp kỳ ảo bậc nhất từng dạo bước trên Địa Cầu.
>>>Xem thêm video: Bật cười với những khoảnh khắc hài hước của động vật.