Đó là một "quái vật vũ trụ" mang siêu năng lượng có thể mạnh gấp hàng triệu lần từ quyển của hành tinh chúng ta, nặng bằng vài lần khối lượng của Mặt Trời nhưng chỉ to cỡ quả bưởi: Sao neutron hợp nhất.Từ lâu, đó đã là một vật thể giả thuyết được các nhà thiên văn bàn tới, nhưng được cho là một dạng "sinh vật giả tưởng" của vũ trụ vì mang những đặc tính phá vỡ mọi quy luật vật lý.Thế nhưng thông qua nghiên cứu của nhóm khoa học gia từ Đại học Maryland, Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA (Mỹ) và Đại học Liên bang ABC (Brazil), hai vụ bùng nổ tia gamma cực mạnh, cực ngắn là bằng chứng trực tiếp cho sự ra đời của 2 "quái vật" dạng này.Theo tờ Space, đó là 2 sự kiện mang mã số GRB 910711 và GRB 931101B, đều được phát hiên j thông qua Thí nghiệm Nguồn bùng nổ và thoáng qua (BATSE) sử dụng Đài quan sát tia gamma của NASA, một kính thiên văn đã ngừng hoạt động vào những năm 1990.Những sự kiện xé toạc bầu trời hàng thập kỷ trước đều hiện ra trong dữ liệu với sự nhấp nháy nhịp nhàng, ngắn, mà các mô phỏng chỉ ra là sự hình thành của một sao neutron siêu nặng, có khối lượng khoảng 2,5 - 4 lần Mặt Trời.Một thứ như vậy dường như không thể tồn tại bởi các yếu tố khiến nó tự ngăn chặn sự sụp đổ và trở nên bất tử, đồng thời một số yếu tố khác chỉ ra nó phải liên tục dịch chuyển, xáo trộn các cực từ và biến mất ngay.Tất cả tạo nên một bộ dữ liệu hỗn loạn và dường như không thể xác định được đó là loại quái vật gì của vũ trụ bởi nó không tuân theo mọi quy luật vật lý đã biết.Nghiên cứu mới, kết hợp một số hiểu biết mới hơn trong vài thập kỷ qua, xác định đó phải là vụ hợp nhất sao neutron, tạo nên một sao neutron "lai" siêu nặng và siêu mạnh, quay rất nhanh, bị mất vật chất và dao động cũng cực nhanh trước khi sụp đổ thành lỗ đen có đĩa bồi tụ bao quanh.GRB là những vụ nổ năng lượng vô cùng lớn được quan sát thấy trong các thiên hà xa xôi. Chúng là những sự kiện phát ra nhiều ánh sáng và năng lượng nhất kể từ vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ.Các vụ nổ tia gamma có thể kéo dài từ vài mili giây cho đến vài giờ, tạo ra năng lượng khổng lồ, bằng với những gì Mặt Trời của chúng ta có thể tạo ra trong suốt vòng đời hoạt động.Với những GRB có thời gian diễn ra dài hơn, nhiều khả năng chúng được tạo ra bởi sự va chạm và phát nổ giữa các ngôi sao có khối lượng lớn gấp hàng chục lần Mặt Trời.Trong khi đó, các vụ nổ ngắn hơn có thể được tạo ra bởi sự hợp nhất của hai thiên thể với kích cỡ nhỏ hơn, chẳng hạn như lỗ đen hay sao neutron. Các nhà khoa học tin rằng các GRB này có khả năng đi kèm với những sóng trọng lực lớn.>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).
Đó là một "quái vật vũ trụ" mang siêu năng lượng có thể mạnh gấp hàng triệu lần từ quyển của hành tinh chúng ta, nặng bằng vài lần khối lượng của Mặt Trời nhưng chỉ to cỡ quả bưởi: Sao neutron hợp nhất.
Từ lâu, đó đã là một vật thể giả thuyết được các nhà thiên văn bàn tới, nhưng được cho là một dạng "sinh vật giả tưởng" của vũ trụ vì mang những đặc tính phá vỡ mọi quy luật vật lý.
Thế nhưng thông qua nghiên cứu của nhóm khoa học gia từ Đại học Maryland, Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA (Mỹ) và Đại học Liên bang ABC (Brazil), hai vụ bùng nổ tia gamma cực mạnh, cực ngắn là bằng chứng trực tiếp cho sự ra đời của 2 "quái vật" dạng này.
Theo tờ Space, đó là 2 sự kiện mang mã số GRB 910711 và GRB 931101B, đều được phát hiên j thông qua Thí nghiệm Nguồn bùng nổ và thoáng qua (BATSE) sử dụng Đài quan sát tia gamma của NASA, một kính thiên văn đã ngừng hoạt động vào những năm 1990.
Những sự kiện xé toạc bầu trời hàng thập kỷ trước đều hiện ra trong dữ liệu với sự nhấp nháy nhịp nhàng, ngắn, mà các mô phỏng chỉ ra là sự hình thành của một sao neutron siêu nặng, có khối lượng khoảng 2,5 - 4 lần Mặt Trời.
Một thứ như vậy dường như không thể tồn tại bởi các yếu tố khiến nó tự ngăn chặn sự sụp đổ và trở nên bất tử, đồng thời một số yếu tố khác chỉ ra nó phải liên tục dịch chuyển, xáo trộn các cực từ và biến mất ngay.
Tất cả tạo nên một bộ dữ liệu hỗn loạn và dường như không thể xác định được đó là loại quái vật gì của vũ trụ bởi nó không tuân theo mọi quy luật vật lý đã biết.
Nghiên cứu mới, kết hợp một số hiểu biết mới hơn trong vài thập kỷ qua, xác định đó phải là vụ hợp nhất sao neutron, tạo nên một sao neutron "lai" siêu nặng và siêu mạnh, quay rất nhanh, bị mất vật chất và dao động cũng cực nhanh trước khi sụp đổ thành lỗ đen có đĩa bồi tụ bao quanh.
GRB là những vụ nổ năng lượng vô cùng lớn được quan sát thấy trong các thiên hà xa xôi. Chúng là những sự kiện phát ra nhiều ánh sáng và năng lượng nhất kể từ vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ.
Các vụ nổ tia gamma có thể kéo dài từ vài mili giây cho đến vài giờ, tạo ra năng lượng khổng lồ, bằng với những gì Mặt Trời của chúng ta có thể tạo ra trong suốt vòng đời hoạt động.
Với những GRB có thời gian diễn ra dài hơn, nhiều khả năng chúng được tạo ra bởi sự va chạm và phát nổ giữa các ngôi sao có khối lượng lớn gấp hàng chục lần Mặt Trời.
Trong khi đó, các vụ nổ ngắn hơn có thể được tạo ra bởi sự hợp nhất của hai thiên thể với kích cỡ nhỏ hơn, chẳng hạn như lỗ đen hay sao neutron. Các nhà khoa học tin rằng các GRB này có khả năng đi kèm với những sóng trọng lực lớn.
>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).