Không chỉ được bày bán tại các cửa hàng chuyên kinh doanh mũ, thời trang, chiếc mũ phòng hộ chống Covid-19 này còn được rao bán rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Hay được bán cả trên một số trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Chợ tốt,…Qua quảng cáo của người bán, mặc dù loại mũ này xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy không thể thay thế khẩu trang, nhưng có tác dụng giảm thiểu được sự lây lan dịch bệnh khi tiếp xúc hoặc đến chỗ đông người, nhất là khi nói chuyện trực tiếp.Sở dĩ có thể “cản” được tiếp xúc từ các giọt bắn khi giao tiếp bởi "mũ chống dịch" không đơn thuần có hình dáng, mẫu mã đa dạng như các loại nón thông thường. Phía trước mũ có gắn phần che chắn bảo hộ bằng nhựa trong suốt hướng xuống dưới, giúp che toàn bộ mặt người dùng.Trong quá trình sử dụng chiếc mũ này có thể giặt sạch, còn tấm nhựa gắn phía trước chỉ cần sử dụng cồn hoặc nước rửa tay thông thường là có thể vệ sinh sạch sẽ. Mũ phòng hộ chống Covid-19 có nhiều kiểu dáng, kích cỡ và màu sắc khác nhau, các loại cho người lớn và trẻ nhỏ, cho người dùng thoải mái chọn lựa.Hiện tại, loại mũ này được chào bán với mức giá 200 - 250 nghìn đồng/chiếc, có nơi bán online chỉ với mức giá từ 80.000-100.000 đồng/chiếc. Trong khi, tại Hàn Quốc, sản phẩm này được bán với giá rẻ nhất là 16.000 won (tương 320 nghìn đồng).Với giá cả phải chăng, lại được đồn đoán giúp phòng chống Covid-19, trung bình có cửa hàng bán được cả trăm chiếc mỗi ngày. Vậy chiếc mũ này có thực sự chống được virus corona như lời đồn?Theo các bác sĩ ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, loại mũ này chỉ tăng cường lớp bảo vệ chứ không hoàn toàn thay thế được khẩu trang. Covid-19 chủ yếu lây lan qua đường giọt bắn khi tiếp xúc, trong khi mũ có tấm màn kính tỉ lệ giọt bắn đi vào đường hô hấp sẽ thấp hơn.Những chiếc mũ có tấm nhựa mỏng che chắn này không thể bao quát toàn bộ cơ thể, chúng chỉ là công cụ bảo hộ hỗ trợ có tác dụng ngăn chặn được các giọt bắn. Điều đó tức là, khi đến nơi đông người hay tiếp xúc với người khác, người dùng vẫn nên đeo khẩu trang, kết hợp với đội mũ để tránh lây nhiễm Covid-19.Không nên cho rằng đội mũ này là an toàn và lạm dụng chúng, bỏ qua các bước phòng ngừa cơ bản. Ngoài ra trong quá trình sử dụng mũ phòng hộ chống Covid-19 nên thường xuyên tháo rời để giặt, vệ sinh tấm nhựa bằng các dung dịch có tính sát khuẩn, đảm bảo an toàn sức khỏe.Người dân hoàn toàn có thể tự chế mũ chống Covid-19 cực kỳ tiết kiệm tại nhà bằng tấm nhựa mica trong suốt loại cứng. Dùng một miếng xốp và mút đệm để làm vòng đeo lên đầu, giúp tấm kính không áp sát quá vào mặt, nâng đỡ mũi, hạn chế hơi ẩm do hơi thở.Người Sài Gòn đổ xô mua nón chống dịch Covid-19. Nguồn: Youtube Báo Thanh Niên
Không chỉ được bày bán tại các cửa hàng chuyên kinh doanh mũ, thời trang, chiếc mũ phòng hộ chống Covid-19 này còn được rao bán rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Hay được bán cả trên một số trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Chợ tốt,…
Qua quảng cáo của người bán, mặc dù loại mũ này xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy không thể thay thế khẩu trang, nhưng có tác dụng giảm thiểu được sự lây lan dịch bệnh khi tiếp xúc hoặc đến chỗ đông người, nhất là khi nói chuyện trực tiếp.
Sở dĩ có thể “cản” được tiếp xúc từ các giọt bắn khi giao tiếp bởi "mũ chống dịch" không đơn thuần có hình dáng, mẫu mã đa dạng như các loại nón thông thường. Phía trước mũ có gắn phần che chắn bảo hộ bằng nhựa trong suốt hướng xuống dưới, giúp che toàn bộ mặt người dùng.
Trong quá trình sử dụng chiếc mũ này có thể giặt sạch, còn tấm nhựa gắn phía trước chỉ cần sử dụng cồn hoặc nước rửa tay thông thường là có thể vệ sinh sạch sẽ. Mũ phòng hộ chống Covid-19 có nhiều kiểu dáng, kích cỡ và màu sắc khác nhau, các loại cho người lớn và trẻ nhỏ, cho người dùng thoải mái chọn lựa.
Hiện tại, loại mũ này được chào bán với mức giá 200 - 250 nghìn đồng/chiếc, có nơi bán online chỉ với mức giá từ 80.000-100.000 đồng/chiếc. Trong khi, tại Hàn Quốc, sản phẩm này được bán với giá rẻ nhất là 16.000 won (tương 320 nghìn đồng).
Với giá cả phải chăng, lại được đồn đoán giúp phòng chống Covid-19, trung bình có cửa hàng bán được cả trăm chiếc mỗi ngày. Vậy chiếc mũ này có thực sự chống được virus corona như lời đồn?
Theo các bác sĩ ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, loại mũ này chỉ tăng cường lớp bảo vệ chứ không hoàn toàn thay thế được khẩu trang. Covid-19 chủ yếu lây lan qua đường giọt bắn khi tiếp xúc, trong khi mũ có tấm màn kính tỉ lệ giọt bắn đi vào đường hô hấp sẽ thấp hơn.
Những chiếc mũ có tấm nhựa mỏng che chắn này không thể bao quát toàn bộ cơ thể, chúng chỉ là công cụ bảo hộ hỗ trợ có tác dụng ngăn chặn được các giọt bắn. Điều đó tức là, khi đến nơi đông người hay tiếp xúc với người khác, người dùng vẫn nên đeo khẩu trang, kết hợp với đội mũ để tránh lây nhiễm Covid-19.
Không nên cho rằng đội mũ này là an toàn và lạm dụng chúng, bỏ qua các bước phòng ngừa cơ bản. Ngoài ra trong quá trình sử dụng mũ phòng hộ chống Covid-19 nên thường xuyên tháo rời để giặt, vệ sinh tấm nhựa bằng các dung dịch có tính sát khuẩn, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Người dân hoàn toàn có thể tự chế mũ chống Covid-19 cực kỳ tiết kiệm tại nhà bằng tấm nhựa mica trong suốt loại cứng. Dùng một miếng xốp và mút đệm để làm vòng đeo lên đầu, giúp tấm kính không áp sát quá vào mặt, nâng đỡ mũi, hạn chế hơi ẩm do hơi thở.
Người Sài Gòn đổ xô mua nón chống dịch Covid-19. Nguồn: Youtube Báo Thanh Niên