Chủ nhà đã gọi cho người cứu hộ Saidas Kusal để xử lý con " quái thú" này. Con rắn hổ mang vật lộn để nuốt chửng con ếch lớn. Kusal đã đến và quyết định đợi cho đến khi con rắn hoàn thành bữa ăn của nó. Tuy nhiên, khi Kusal tiến lại gần, con rắn đã buông con mồi và cố tấn công anh ta trước khi bị bắt và thả về tự nhiên.Rắn hổ mang được biết đến là một trong số những loài rắn nguy hiểm tại Ấn Độ, gây ra hàng ngàn vụ tử vong do cắn mỗi năm.Chúng có khả năng cắn nhiều lần để tiết ra lượng nọc độc lớn, làm chết người nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời bằng huyết thanh kháng nọc độc.Rắn hổ mang là một loài rắn độc thuộc họ Rắn hổ, và hầu hết trong số chúng thuộc chi Naja. Chúng phân bố rộng rãi ở các vùng rừng rậm nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.Tất cả các loài rắn hổ mang đều có nọc độc. Khi bị đe dọa, chúng có khả năng nâng phần đầu cơ thể lên và bành phần cổ ra, tạo thành hình dạng mang phồng.Một số loài rắn hổ mang khác cũng có thói quen này, như rắn rinkhals và rắn hổ mang chúa.Rắn hổ mang được đánh giá là nguy hiểm và đáng sợ. Chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm và thường xuất hiện ở khu vực đông dân cư.Ở Ấn Độ, có đến 50.000 người chết mỗi năm do rắn cắn, và rắn hổ mang là một trong số 4 loài rắn lớn tại đâyMời quý độc giả xem thêm video: Xem loài rắn “tham ăn” nuốt chửng cả con mồi to gấp bội.
Chủ nhà đã gọi cho người cứu hộ Saidas Kusal để xử lý con " quái thú" này. Con rắn hổ mang vật lộn để nuốt chửng con ếch lớn. Kusal đã đến và quyết định đợi cho đến khi con rắn hoàn thành bữa ăn của nó. Tuy nhiên, khi Kusal tiến lại gần, con rắn đã buông con mồi và cố tấn công anh ta trước khi bị bắt và thả về tự nhiên.
Rắn hổ mang được biết đến là một trong số những loài rắn nguy hiểm tại Ấn Độ, gây ra hàng ngàn vụ tử vong do cắn mỗi năm.
Chúng có khả năng cắn nhiều lần để tiết ra lượng nọc độc lớn, làm chết người nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời bằng huyết thanh kháng nọc độc.
Rắn hổ mang là một loài rắn độc thuộc họ Rắn hổ, và hầu hết trong số chúng thuộc chi Naja. Chúng phân bố rộng rãi ở các vùng rừng rậm nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.
Tất cả các loài rắn hổ mang đều có nọc độc. Khi bị đe dọa, chúng có khả năng nâng phần đầu cơ thể lên và bành phần cổ ra, tạo thành hình dạng mang phồng.
Một số loài rắn hổ mang khác cũng có thói quen này, như rắn rinkhals và rắn hổ mang chúa.
Rắn hổ mang được đánh giá là nguy hiểm và đáng sợ. Chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm và thường xuất hiện ở khu vực đông dân cư.
Ở Ấn Độ, có đến 50.000 người chết mỗi năm do rắn cắn, và rắn hổ mang là một trong số 4 loài rắn lớn tại đây
Mời quý độc giả xem thêm video: Xem loài rắn “tham ăn” nuốt chửng cả con mồi to gấp bội.