Trong bức ảnh này, xuất hiện một lỗ đen lớn trên vị trí nước Úc. Khoảnh khắc hiếm hoi này được ghi nhận vài ngày trước giây phút "tử nạn" của tàu Hakuto R, đúng vào lúc Trái Đất đang trải qua nhật thực toàn phần (21/4).Vào ngày đó, bóng đen của nhật thực đã di chuyển từ vùng biển lân cận Nam Đại Dương, đi chéo bản đồ cắt qua nước Úc rồi Indonesia.Trước đó, Ispace cho biết nỗ lực thực hiện kế hoạch đổ bộ Mặt Trăng bằng vốn tư nhân đầu tiên đã thất bại vào hôm 25/4, sau khi công ty Nhật Bản này mất liên lạc với tàu Hakuto-R Mission 1.“Chúng tôi đã mất liên lạc, vì vậy có thể nói chúng tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ hạ cánh trên bề mặt Mặt Trăng”, Reuters dẫn lời Giám đốc điều hành ispace Takeshi Hakamada cho hay, giữa lúc các kỹ sư điều khiển ở Tokyo tìm cách nối lại liên lạc với tàu đổ bộ.Ông Hakamada cho biết Hakuto-R Mission 1 - cao hơn 2 m và nặng 340 kg - được phóng từ Cape Canaveral, Florida, trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX vào tháng 12/2022 và đã hoàn thành 8/10 mục tiêu sứ mệnh không gian.Những thành tựu này sẽ cung cấp dữ liệu giá trị cho nỗ lực đổ bộ Mặt Trăng tiếp theo của ispace vào năm 2024. Tàu Mission 2 đã được chế tạo.Hồi tháng 4/2019, SpaceIL của Israel chứng kiến tàu vũ trụ đổ bộ đâm vào bề mặt Mặt Trăng, trong khi Ấn Độ cũng thất bại trong nhiệm vụ hạ cánh xuống Mặt Trăng trong cùng năm.Hai công ty của Mỹ, Astrobotic và Intuitive Machines, dự kiến thực hiện nhiệm vụ này vào cuối năm nay.Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, bất kể họ đặt mục tiêu phát triển mạnh ngành công nghiệp này ở trong nước, bao gồm cả mục tiêu đưa các phi hành gia Nhật Bản lên Mặt trăng vào cuối thập kỷ này.Tuy nhiên, việc hạ cánh lên Mặt trăng là một thử thách rất khó khăn, đặc biệt đối với một công ty tư nhân. Cho đến nay, chỉ có Mỹ, Liên Xô cũ và Trung Quốc có tàu vũ trụ hạ cánh an toàn trên Mặt trăng.>>>Xem thêm video: Đừng bỏ lỡ những hiện tượng thiên văn kỳ thú trên bầu trời 2023. Nguồn: Kienthucnet.
Trong bức ảnh này, xuất hiện một lỗ đen lớn trên vị trí nước Úc. Khoảnh khắc hiếm hoi này được ghi nhận vài ngày trước giây phút "tử nạn" của tàu Hakuto R, đúng vào lúc Trái Đất đang trải qua nhật thực toàn phần (21/4).
Vào ngày đó, bóng đen của nhật thực đã di chuyển từ vùng biển lân cận Nam Đại Dương, đi chéo bản đồ cắt qua nước Úc rồi Indonesia.
Trước đó, Ispace cho biết nỗ lực thực hiện kế hoạch đổ bộ Mặt Trăng bằng vốn tư nhân đầu tiên đã thất bại vào hôm 25/4, sau khi công ty Nhật Bản này mất liên lạc với tàu Hakuto-R Mission 1.
“Chúng tôi đã mất liên lạc, vì vậy có thể nói chúng tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ hạ cánh trên bề mặt Mặt Trăng”, Reuters dẫn lời Giám đốc điều hành ispace Takeshi Hakamada cho hay, giữa lúc các kỹ sư điều khiển ở Tokyo tìm cách nối lại liên lạc với tàu đổ bộ.
Ông Hakamada cho biết Hakuto-R Mission 1 - cao hơn 2 m và nặng 340 kg - được phóng từ Cape Canaveral, Florida, trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX vào tháng 12/2022 và đã hoàn thành 8/10 mục tiêu sứ mệnh không gian.
Những thành tựu này sẽ cung cấp dữ liệu giá trị cho nỗ lực đổ bộ Mặt Trăng tiếp theo của ispace vào năm 2024. Tàu Mission 2 đã được chế tạo.
Hồi tháng 4/2019, SpaceIL của Israel chứng kiến tàu vũ trụ đổ bộ đâm vào bề mặt Mặt Trăng, trong khi Ấn Độ cũng thất bại trong nhiệm vụ hạ cánh xuống Mặt Trăng trong cùng năm.
Hai công ty của Mỹ, Astrobotic và Intuitive Machines, dự kiến thực hiện nhiệm vụ này vào cuối năm nay.
Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, bất kể họ đặt mục tiêu phát triển mạnh ngành công nghiệp này ở trong nước, bao gồm cả mục tiêu đưa các phi hành gia Nhật Bản lên Mặt trăng vào cuối thập kỷ này.
Tuy nhiên, việc hạ cánh lên Mặt trăng là một thử thách rất khó khăn, đặc biệt đối với một công ty tư nhân. Cho đến nay, chỉ có Mỹ, Liên Xô cũ và Trung Quốc có tàu vũ trụ hạ cánh an toàn trên Mặt trăng.