Ngày 6/4, một kiến trúc sư khi đang đi dạo trên vỉa hè ở quận 1 (TP.HCM) thì phát hiện một con chim lạ lơ ngơ đứng trong tình trạng không bay được liền bắt rồi đem đến Thảo cầm viên Sài Gòn. Tiếp nhận, kiểm lâm xác định đây là chim cao cát bụng trắng, là loài chim quý có trong Sách Đỏ Việt Nam. Ảnh: Tuổi Trẻ.Cao Cát bụng trắng (Oriental Pied Hornbill) có danh pháp khoa học là Anthracoceros albirostris thuộc Họ Hồng Hoàng (Bucerotidae) trong Bộ Sả (Coraciiformes).Cao cát bụng trắng là một trong số ít những loài chim có lông mi (Eyelashes).Khi trưởng thành, cao cát bụng trắng có kích thước 69cm, màu lông chủ yếu sẽ là màu đen và trắng. Ảnh: Wiki.Hình thái của chúng rất cầu kì và đặc biệt có một phần đắp thêm phía trên mỏ của chúng gọi là mỏ sừng. Ảnh: Wiki.Con đực sẽ có bụng và vành mắt màu trắng, mỏ có màu vàng nhạt, chóp mỏ sừng màu đen, đôi cánh màu đen với viền trắng rộng và đuôi màu đen với vành đuôi màu trắng. Con cái thường có mỏ và viền trắng ngay má sẽ nhỏ hơn so với con đực. Ảnh: Wiki.Tiếng kêu của chúng rất đặt biệt ”kleng keng kek kek kek kek kek” và “ayip ayip ayip ayip”.Loài chim này thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm. Ảnh: Wiki.Bạn có thể bắt gặp chim cao cát bụng trắng vào sáng sớm, trên những cây cao, có trái vì thức ăn chủ yếu sẽ là trái cây. Ảnh: Cao cát bụng trắng, loài chim quý ở rừng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai. Nguồn: LamJiangVào tháng 10/2022, Chi cục Kiểm lâm TPHCM cũng đã tiếp nhận 2 con chim cao cát bụng trắng từ một cụ ông 72 tuổi. Sau khi nuôi 2 con chim mua từ người dân, ông biết đây là loài chim cao cát bụng trắng thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm nên bàn giao lại. Ảnh: Dân Trí.Ngoài trái cây, chim cao cát bụng trắng cũng còn ăn côn trùng và những loài bò sát nhỏ.Chim cao cát khi đẻ thường tìm bọng cây mục để đục lỗ làm tổ. Sau khi con mái đẻ từ 2 - 3 trứng sẽ ra bắt đầu ấp, còn chim trống bay đi kiếm ăn.Trước khi rời đi kiếm ăn, chim trống thường dùng đất trám tổ lại, chỉ chừa lại 1 lỗ nhỏ để đút thức ăn vào và chim mái ở trong bài tiết ra.Trong thời gian con chim bảo vệ tổ đi kiếm ăn xa, vì sợ kẻ thù tấn công nên cao cát dùng đất để lấp miệng tổ cho thật cứng.Theo nhiều người nuôi chim, chim cao cát rất khôn và biết cách giữ nhà. Đặc biệt, loài chim này cũng quấn quýt với chủ và không bay xa dù được thả tự do.Mời quý độc giả xem video: "Ngỡ ngàng loài chim ngủ đến hơn 10.000 lần mỗi ngày".
Ngày 6/4, một kiến trúc sư khi đang đi dạo trên vỉa hè ở quận 1 (TP.HCM) thì phát hiện một con chim lạ lơ ngơ đứng trong tình trạng không bay được liền bắt rồi đem đến Thảo cầm viên Sài Gòn. Tiếp nhận, kiểm lâm xác định đây là chim cao cát bụng trắng, là loài chim quý có trong Sách Đỏ Việt Nam. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Cao Cát bụng trắng (Oriental Pied Hornbill) có danh pháp khoa học là Anthracoceros albirostris thuộc Họ Hồng Hoàng (Bucerotidae) trong Bộ Sả (Coraciiformes).
Cao cát bụng trắng là một trong số ít những loài chim có lông mi (Eyelashes).
Khi trưởng thành, cao cát bụng trắng có kích thước 69cm, màu lông chủ yếu sẽ là màu đen và trắng. Ảnh: Wiki.
Hình thái của chúng rất cầu kì và đặc biệt có một phần đắp thêm phía trên mỏ của chúng gọi là mỏ sừng. Ảnh: Wiki.
Con đực sẽ có bụng và vành mắt màu trắng, mỏ có màu vàng nhạt, chóp mỏ sừng màu đen, đôi cánh màu đen với viền trắng rộng và đuôi màu đen với vành đuôi màu trắng. Con cái thường có mỏ và viền trắng ngay má sẽ nhỏ hơn so với con đực. Ảnh: Wiki.
Tiếng kêu của chúng rất đặt biệt ”kleng keng kek kek kek kek kek” và “ayip ayip ayip ayip”.
Loài chim này thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm. Ảnh: Wiki.
Bạn có thể bắt gặp chim cao cát bụng trắng vào sáng sớm, trên những cây cao, có trái vì thức ăn chủ yếu sẽ là trái cây. Ảnh: Cao cát bụng trắng, loài chim quý ở rừng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai. Nguồn: LamJiang
Vào tháng 10/2022, Chi cục Kiểm lâm TPHCM cũng đã tiếp nhận 2 con chim cao cát bụng trắng từ một cụ ông 72 tuổi. Sau khi nuôi 2 con chim mua từ người dân, ông biết đây là loài chim cao cát bụng trắng thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm nên bàn giao lại. Ảnh: Dân Trí.
Ngoài trái cây, chim cao cát bụng trắng cũng còn ăn côn trùng và những loài bò sát nhỏ.
Chim cao cát khi đẻ thường tìm bọng cây mục để đục lỗ làm tổ. Sau khi con mái đẻ từ 2 - 3 trứng sẽ ra bắt đầu ấp, còn chim trống bay đi kiếm ăn.
Trước khi rời đi kiếm ăn, chim trống thường dùng đất trám tổ lại, chỉ chừa lại 1 lỗ nhỏ để đút thức ăn vào và chim mái ở trong bài tiết ra.
Trong thời gian con chim bảo vệ tổ đi kiếm ăn xa, vì sợ kẻ thù tấn công nên cao cát dùng đất để lấp miệng tổ cho thật cứng.
Theo nhiều người nuôi chim, chim cao cát rất khôn và biết cách giữ nhà. Đặc biệt, loài chim này cũng quấn quýt với chủ và không bay xa dù được thả tự do.
Mời quý độc giả xem video: "Ngỡ ngàng loài chim ngủ đến hơn 10.000 lần mỗi ngày".