Từ nhện thợ săn và cá sấu nước mặn đến trăn ô liu và ếch lạ nuốt luôn rắn, Úc chắc chắn là quê hương của một số sinh vật đáng sợ nhất thế giới. Và dĩ nhiên không thể không nhắc tới giun đất Gippsland khổng lồ của Úc, cũng là loài giun lớn nhất trên thế giới.Thực tế cho thấy, bị cô lập trong hàng triệu năm, lục địa tự nhiên của Úc sinh ra vô số dạng sống hoàn toàn đặc hữu cho vùng đất này cho đến ngày nay. May mắn thay cho những người đã phát hiện ra loài giun đất khổng lồ Gippsland vào năm 1878, loài này hoàn toàn vô hại đối với con người, bất kể nó xuất hiện với diện mạo đáng sợ đến mức nào.Ít ai ngờ rằng, con vật khổng lồ trườn bò dài 3m này có thể đào sâu tới 1,5m mà không có bất kỳ chi nào như các con vật khác. Tuy nhiên, điều thực sự phân biệt nó với các loài giun khác đó là giun Gippsland khi đào đất người ta có thể nghe thấy âm thanh từ nó, nó tạo tạo ra tiếng ọc ọc ọc ọc lớn và khó chịu, giống như tiếng nước chảy ra từ bồn tắm.Con quái vật kỳ lạ lần đầu tiên được phát hiện bởi các công nhân đường sắt ở vùng Gippsland, Victoria vào năm 1878. Trong khi thực hiện một cuộc khảo sát chất lượng định kỳ về một tuyến đường ở đó. Ban đầu, các nhân viên bối rối đã nhầm nó với một con rắn. Tuy nhiên, mọi thứ rõ ràng khi những người đàn ông có tại hiện trường đã mang nó đến Đại học Melbourne để tìm câu trả lời.Theo thông tin đăng tải trên Tạp chí Victoria, nghiên cứu tuyên bố giun Gippsland là loài giun lớn nhất trên thế giới. Thậm chí, nó lớn hơn nhiều so với bất kỳ loài giun đất nào trong số hơn 1.000 con giun đất khác có nguồn gốc từ Úc. Đương nhiên, nó cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự ngày càng trầm trọng hơn bởi kích thước khổng lồ của nó.Để ăn, sinh vật này sử dụng phần đầu đầy cơ bắp của mình để đào sâu vào đất và tìm kiếm bất kỳ vi khuẩn, tảo, nấm và vi sinh nào mà chúng có thể tìm thấy. Vì giun tự nhiên không có răng, nên sinh vật này vô tình sử dụng những hạt đá nhỏ mà nó vô tình ăn vào để trộn lẫn, hỗ trợ nghiền thức ăn mà nó tiêu thụ cùng với phân của nó cho ra là dạng bột đất, và phần bột này bịt kín hang của chúng.“Nhiều loài giun đất khác giao phối trên mặt đất và không có hang cố định,” nhà sinh vật học Beverley D. Van Praagh cho biết, “nhưng giun đất Gippsland kích thước khổng lồ rất chậm chạp trên bề mặt và chúng sẽ rất dễ bị hút ẩm và động vật ăn thịt nếu chúng ở lại trên mặt đất quá lâu”.“Chính vì vậy, thường chúng cố thủ trong hệ thống hang hốc, những con giun đất khổng lồ sinh sản và tạo ra một tiếng ồn lớn đến mức gây hoang mang cho những người nếu chưa quen thuộc hay rõ thấu âm thanh này”.Van Praagh nói: “Các hang do giun đất khổng lồ Gippsland chiếm giữ có những bức tường rất ẩm ướt, vì vậy khi giun đất di chuyển nhanh trong hang, nó tạo ra âm thanh ùng ục khá lớn và có thể nghe thấy ở trên mặt đất. Âm thanh hơi giống tiếng nước chảy ra từ bồn tắm và với những người không biết sẽ rất kinh hãi”.Chúng sinh sản trong những tháng ấm hơn và kén trứng được đẻ trong hang của chúng. Vào mỗi kỳ sinh sản, giun đất Gippsland chỉ đẻ duy nhất một quả trứng có hình dạng giống như hạt đậu màu nâu.Trứng giun mất khoảng một năm để nở và một con giun con cần 5 năm để phát triển tới chiều dài tối đa. Theo các nhà nghiên cứu, một con giun đất Gippsland có thể sống đến 20 năm. Ảnh: Nhà sinh vật học Beverley D. Van Praagh ôm một con giun đất khổng lồ trưởng thành. Nguồn: @ Bảo tàng Victoria.Tuy nhiên, do việc mở rộng quy mô canh tác đất bao gồm khi nông dân cày xới trên mặt đất khiến những con giun bị chết, đi kèm với chất độc nhân tạo đã đẩy lùi loài sinh vật này chỉ còn sinh sống quy tụ ở phần cực nam của lục địa. Nếu tình trạng các chất hóa học thấm vào đất do canh tác nông nghiệp gây ra không có điểm dừng, thì chắc chắn tình trạng bảo tồn của loài giun này khá là bấp bênh. Ảnh: Trứng giun mất khoảng một năm để nở và một con giun con cần 5 năm để phát triển tới chiều dài tối đa. Nguồn: @Bảo tàng Victoria.
Từ nhện thợ săn và cá sấu nước mặn đến trăn ô liu và ếch lạ nuốt luôn rắn, Úc chắc chắn là quê hương của một số sinh vật đáng sợ nhất thế giới. Và dĩ nhiên không thể không nhắc tới giun đất Gippsland khổng lồ của Úc, cũng là loài giun lớn nhất trên thế giới.
Thực tế cho thấy, bị cô lập trong hàng triệu năm, lục địa tự nhiên của Úc sinh ra vô số dạng sống hoàn toàn đặc hữu cho vùng đất này cho đến ngày nay. May mắn thay cho những người đã phát hiện ra loài giun đất khổng lồ Gippsland vào năm 1878, loài này hoàn toàn vô hại đối với con người, bất kể nó xuất hiện với diện mạo đáng sợ đến mức nào.
Ít ai ngờ rằng, con vật khổng lồ trườn bò dài 3m này có thể đào sâu tới 1,5m mà không có bất kỳ chi nào như các con vật khác. Tuy nhiên, điều thực sự phân biệt nó với các loài giun khác đó là giun Gippsland khi đào đất người ta có thể nghe thấy âm thanh từ nó, nó tạo tạo ra tiếng ọc ọc ọc ọc lớn và khó chịu, giống như tiếng nước chảy ra từ bồn tắm.
Con quái vật kỳ lạ lần đầu tiên được phát hiện bởi các công nhân đường sắt ở vùng Gippsland, Victoria vào năm 1878. Trong khi thực hiện một cuộc khảo sát chất lượng định kỳ về một tuyến đường ở đó. Ban đầu, các nhân viên bối rối đã nhầm nó với một con rắn. Tuy nhiên, mọi thứ rõ ràng khi những người đàn ông có tại hiện trường đã mang nó đến Đại học Melbourne để tìm câu trả lời.
Theo thông tin đăng tải trên Tạp chí Victoria, nghiên cứu tuyên bố giun Gippsland là loài giun lớn nhất trên thế giới. Thậm chí, nó lớn hơn nhiều so với bất kỳ loài giun đất nào trong số hơn 1.000 con giun đất khác có nguồn gốc từ Úc. Đương nhiên, nó cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự ngày càng trầm trọng hơn bởi kích thước khổng lồ của nó.
Để ăn, sinh vật này sử dụng phần đầu đầy cơ bắp của mình để đào sâu vào đất và tìm kiếm bất kỳ vi khuẩn, tảo, nấm và vi sinh nào mà chúng có thể tìm thấy. Vì giun tự nhiên không có răng, nên sinh vật này vô tình sử dụng những hạt đá nhỏ mà nó vô tình ăn vào để trộn lẫn, hỗ trợ nghiền thức ăn mà nó tiêu thụ cùng với phân của nó cho ra là dạng bột đất, và phần bột này bịt kín hang của chúng.
“Nhiều loài giun đất khác giao phối trên mặt đất và không có hang cố định,” nhà sinh vật học Beverley D. Van Praagh cho biết, “nhưng giun đất Gippsland kích thước khổng lồ rất chậm chạp trên bề mặt và chúng sẽ rất dễ bị hút ẩm và động vật ăn thịt nếu chúng ở lại trên mặt đất quá lâu”.
“Chính vì vậy, thường chúng cố thủ trong hệ thống hang hốc, những con giun đất khổng lồ sinh sản và tạo ra một tiếng ồn lớn đến mức gây hoang mang cho những người nếu chưa quen thuộc hay rõ thấu âm thanh này”.
Van Praagh nói: “Các hang do giun đất khổng lồ Gippsland chiếm giữ có những bức tường rất ẩm ướt, vì vậy khi giun đất di chuyển nhanh trong hang, nó tạo ra âm thanh ùng ục khá lớn và có thể nghe thấy ở trên mặt đất. Âm thanh hơi giống tiếng nước chảy ra từ bồn tắm và với những người không biết sẽ rất kinh hãi”.
Chúng sinh sản trong những tháng ấm hơn và kén trứng được đẻ trong hang của chúng. Vào mỗi kỳ sinh sản, giun đất Gippsland chỉ đẻ duy nhất một quả trứng có hình dạng giống như hạt đậu màu nâu.
Trứng giun mất khoảng một năm để nở và một con giun con cần 5 năm để phát triển tới chiều dài tối đa. Theo các nhà nghiên cứu, một con giun đất Gippsland có thể sống đến 20 năm. Ảnh: Nhà sinh vật học Beverley D. Van Praagh ôm một con giun đất khổng lồ trưởng thành. Nguồn: @ Bảo tàng Victoria.
Tuy nhiên, do việc mở rộng quy mô canh tác đất bao gồm khi nông dân cày xới trên mặt đất khiến những con giun bị chết, đi kèm với chất độc nhân tạo đã đẩy lùi loài sinh vật này chỉ còn sinh sống quy tụ ở phần cực nam của lục địa. Nếu tình trạng các chất hóa học thấm vào đất do canh tác nông nghiệp gây ra không có điểm dừng, thì chắc chắn tình trạng bảo tồn của loài giun này khá là bấp bênh. Ảnh: Trứng giun mất khoảng một năm để nở và một con giun con cần 5 năm để phát triển tới chiều dài tối đa. Nguồn: @Bảo tàng Victoria.