Đứng đầu danh sách những loài động vật hung hăng, "không sợ trời không sợ đất" là lửng mật (tên khoa học Mellivora capensis) - một loài động vật có vú thuộc họ chồnLửng trưởng thành có chiều cao đến vai 28cm, chiều dài cơ thể 50-77cm, phần đuôi dài 30cm. Nó có lớp da rất dày và chắc. Vũ khí tự vệ rất hiệu quả của nó là bộ móng vuốt dài và hàm răng sắc nhọn cực khỏe. Thuộc họ chồn nên lửng mật có thể phát ra mùi hôi cực kỳ khó chịu làm đối phương ngột ngạt, đó là một dạng để phòng vệ kẻ thùVới bản tính hung dữ và liều lĩnh, lửng mật dám đối đầu với những loài thú săn mồi to xác hơn nó. Loài vật này còn thông minh và ranh ma đến mức dám trộm con mồi của báo hoa mai giấu trên cây cao. Đặc biệt nhất, chúng có khả năng đề kháng nọc độc. Các nhà làm phim về thế giới động vật đã chứng kiến cảnh lửng mật bị rắn hổ lục và rắn lục phì cắn làm nó lịm đi, tưởng chết. Tuy nhiên, chỉ 2 giờ sau, nó đã tỉnh dậy và... khỏe mạnh bình thườngTrâu rừng châu Phi là loài vật ăn cỏ nhưng mang cơ thể lực lưỡng, nặng một tấn, dài tới 1,8 m và có thể di chuyển với vận tốc 57 km/h. Chúng được mệnh danh là "trâu tử thần" hay "cái chết đen"Theo thống kê, loài này giết chết khoảng 200 người mỗi năm. Tính tình "cục súc" và khó đoán khiến chúng đặc biệt nguy hiểm. Nếu tức giận, trâu rừng sẵn sàng chiến cả với những loài săn mồi lớn như sư tử.Mặc dù là động vật ăn cỏ nhưng hà mã lại nổi tiếng là loài động vật vô cùng hung dữ. Nó cũng được xem như một trong những động vật nguy hiểm nhất ở châu Phi.Loài này có tính lãnh thổ cao nên rất ghét bị làm phiền. Nhiều trường hợp từng ghi nhận hà mã tấn công thuyền của con người vì nhỡ đi vào lãnh thổ chúng chiếm lĩnh. Hàng năm, có 2900 người bị giết bởi loài này. Nếu cảm thấy bị làm phiền, hà mã sẵn sàng tấn công cả sư tử lẫn cá sấu. Sở hữu cơ thể "cồng kềnh", hà mã vẫn dễ dàng đạt vận tốc 32 km/h khi truy đuổi kẻ thù.Năm 2007, đà điểu đầu mào được xét là "loài chim nguy hiểm nhất thế giới" trong sách kỷ lục Guinness.Dù có cánh, đà điểu đầu mào chỉ có thể chạy chứ không có khả năng bay. Chân chúng có một chiếc móng sắc như dao, dài 12 cm. Nếu bị kích động, đà điểu sẽ giở võ "2 chân 2 dao" rất nguy hiểm. Đòn đánh của chúng dễ dàng làm gãy xương người.Lợn rừng có vẻ ngoài hiền lành nhưng lại là loài hung hăng bậc nhất. Chúng có xu hướng bạo lực với những hành vi khó đoán.Một con lợn rừng được nuôi có thể nặng 90 kg. Khác biệt lớn nhất giữa lợn rừng và lợn nhà là cặp nanh cong, dài, sắc như dao. Khi bị kích động, chúng sẽ dùng cặp nanh để tấn công đối phương. Vết đâm của lợn rừng có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng.Gấu Mặt trời châu Á được coi là một trong những "sát thủ nóng tính" nhất trong rừng sâu.Dài 1,5m và chỉ nặng 65 kg, gấu Mặt trời là một trong những loài gấu nhỏ nhất trên thế giới, nhưng nó cũng là loài đáng sợ với những chiếc răng lớn nhất nếu tính theo tỉ lệ với cơ thể. Nó sẵn sàng tấn công con người mà không báo trước. Móng vuốt của chúng sắc nhọn, đủ sức mạnh để giết chết một người.Cá sấu nước mặn Saltie có chiều dài hơn 7m và nặng tới 2.000kg. Kích cỡ này giúp chúng trở thành loài bò sát lớn nhất thế giới. Saltie là một trong những loài cá sấu hung dữ nhất và có tính “lãnh thổ” nhất. Sở hữu một bộ hàm có thể tung ra những cú đớp uy lực, nó sẵn sàng giết người, phá hủy tàu và những động vật khác nếu xâm phạm vào lãnh thổ của nóChồn Least là loài động vật thuộc bộ ăn thịt nhỏ nhất trên thế giới. Chỉ nặng vài ounces (1 ounces bằng 28 gram), dài 20 cm, nhưng loài này có thể giết chết cả một chú thỏ châu Âu, lớn gấp 5 lần cơ thể mìnhChồn Least thường cắn vào cổ nạn nhân và hút hết máu từ vết thương hở đó. Loài này cũng sẵn sàng “chiến đấu” nếu bị xâm phạm lãnh thổCá mập hổ cát (Carcharias taurus) là loài duy nhất trong tự nhiên được biết đến với tập tính giết hại "anh chị em" từ khi còn chưa thấy ánh sáng mặt trờiVì cá mập hổ cát có tới 2 tử cung, nên nó chuẩn bị rất nhiều trứng. Ngay từ cả khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ, phôi cá mập hổ cát con đã phát triển răng. Nó sẽ dùng "vũ khí" ấy mà ngấu nghiến những con phôi bên cạnh. Cuối cùng, chỉ còn đúng 2 cá mập hổ cát con chào đời. Nhờ được "rèn giũa" từ trong bụng mẹ mà vừa mới thoát ra ngoài, nó đã trở thành chúa tể săn mồi giữa lòng đại dươngRắn hổ mang chúa nổi tiếng nguy hiểm vì chất độc, còn rắn mamba đen nổi tiếng vì tốc độ giết người của chúngThường sinh sống ở các vùng thảo nguyên và núi đá phía nam, và đông châu Phi, mamba là loài rắn nhanh nhất, tốc độ trườn của chúng có thể lên đến 20km/h, khiến nạn nhân khó mà chạy thoát trong vùng núi đá hoang vu.Rắn mamba đen chỉ tấn công khi chúng bị đe dọa. Nhưng khi đó, chúng sẽ cắn liên tục. Mỗi cú cắn sẽ truyền 1 lượng độc đủ để giết chết 10 người.Bạch tuộc nhẫn xanh là một loài bạch tuộc có những đốm màu xanh đen rất đẹp, giống như những chiếc nhẫn. Chúng sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương, từ lãnh hải Nhật Bản đến AustraliaTuy nhiên, loài bạch tuộc này lại sở hữu loại nọc độc vô phương cứ chữa. Những người mà chúng cắn sẽ tắt thở chỉ trong vòng 2 phút. Lượng chất độc trên cơ thể bạch tuộc nhẫn xanh có thể giết 26 người trong cùng một lúc.
Đứng đầu danh sách những loài động vật hung hăng, "không sợ trời không sợ đất" là lửng mật (tên khoa học Mellivora capensis) - một loài động vật có vú thuộc họ chồn
Lửng trưởng thành có chiều cao đến vai 28cm, chiều dài cơ thể 50-77cm, phần đuôi dài 30cm. Nó có lớp da rất dày và chắc. Vũ khí tự vệ rất hiệu quả của nó là bộ móng vuốt dài và hàm răng sắc nhọn cực khỏe. Thuộc họ chồn nên lửng mật có thể phát ra mùi hôi cực kỳ khó chịu làm đối phương ngột ngạt, đó là một dạng để phòng vệ kẻ thù
Với bản tính hung dữ và liều lĩnh, lửng mật dám đối đầu với những loài thú săn mồi to xác hơn nó. Loài vật này còn thông minh và ranh ma đến mức dám trộm con mồi của báo hoa mai giấu trên cây cao. Đặc biệt nhất, chúng có khả năng đề kháng nọc độc. Các nhà làm phim về thế giới động vật đã chứng kiến cảnh lửng mật bị rắn hổ lục và rắn lục phì cắn làm nó lịm đi, tưởng chết. Tuy nhiên, chỉ 2 giờ sau, nó đã tỉnh dậy và... khỏe mạnh bình thường
Trâu rừng châu Phi là loài vật ăn cỏ nhưng mang cơ thể lực lưỡng, nặng một tấn, dài tới 1,8 m và có thể di chuyển với vận tốc 57 km/h. Chúng được mệnh danh là "trâu tử thần" hay "cái chết đen"
Theo thống kê, loài này giết chết khoảng 200 người mỗi năm. Tính tình "cục súc" và khó đoán khiến chúng đặc biệt nguy hiểm. Nếu tức giận, trâu rừng sẵn sàng chiến cả với những loài săn mồi lớn như sư tử.
Mặc dù là động vật ăn cỏ nhưng hà mã lại nổi tiếng là loài động vật vô cùng hung dữ. Nó cũng được xem như một trong những động vật nguy hiểm nhất ở châu Phi.
Loài này có tính lãnh thổ cao nên rất ghét bị làm phiền. Nhiều trường hợp từng ghi nhận hà mã tấn công thuyền của con người vì nhỡ đi vào lãnh thổ chúng chiếm lĩnh. Hàng năm, có 2900 người bị giết bởi loài này. Nếu cảm thấy bị làm phiền, hà mã sẵn sàng tấn công cả sư tử lẫn cá sấu. Sở hữu cơ thể "cồng kềnh", hà mã vẫn dễ dàng đạt vận tốc 32 km/h khi truy đuổi kẻ thù.
Năm 2007, đà điểu đầu mào được xét là "loài chim nguy hiểm nhất thế giới" trong sách kỷ lục Guinness.
Dù có cánh, đà điểu đầu mào chỉ có thể chạy chứ không có khả năng bay. Chân chúng có một chiếc móng sắc như dao, dài 12 cm. Nếu bị kích động, đà điểu sẽ giở võ "2 chân 2 dao" rất nguy hiểm. Đòn đánh của chúng dễ dàng làm gãy xương người.
Lợn rừng có vẻ ngoài hiền lành nhưng lại là loài hung hăng bậc nhất. Chúng có xu hướng bạo lực với những hành vi khó đoán.
Một con lợn rừng được nuôi có thể nặng 90 kg. Khác biệt lớn nhất giữa lợn rừng và lợn nhà là cặp nanh cong, dài, sắc như dao. Khi bị kích động, chúng sẽ dùng cặp nanh để tấn công đối phương. Vết đâm của lợn rừng có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
Gấu Mặt trời châu Á được coi là một trong những "sát thủ nóng tính" nhất trong rừng sâu.
Dài 1,5m và chỉ nặng 65 kg, gấu Mặt trời là một trong những loài gấu nhỏ nhất trên thế giới, nhưng nó cũng là loài đáng sợ với những chiếc răng lớn nhất nếu tính theo tỉ lệ với cơ thể. Nó sẵn sàng tấn công con người mà không báo trước. Móng vuốt của chúng sắc nhọn, đủ sức mạnh để giết chết một người.
Cá sấu nước mặn Saltie có chiều dài hơn 7m và nặng tới 2.000kg. Kích cỡ này giúp chúng trở thành loài bò sát lớn nhất thế giới. Saltie là một trong những loài cá sấu hung dữ nhất và có tính “lãnh thổ” nhất. Sở hữu một bộ hàm có thể tung ra những cú đớp uy lực, nó sẵn sàng giết người, phá hủy tàu và những động vật khác nếu xâm phạm vào lãnh thổ của nó
Chồn Least là loài động vật thuộc bộ ăn thịt nhỏ nhất trên thế giới. Chỉ nặng vài ounces (1 ounces bằng 28 gram), dài 20 cm, nhưng loài này có thể giết chết cả một chú thỏ châu Âu, lớn gấp 5 lần cơ thể mình
Chồn Least thường cắn vào cổ nạn nhân và hút hết máu từ vết thương hở đó. Loài này cũng sẵn sàng “chiến đấu” nếu bị xâm phạm lãnh thổ
Cá mập hổ cát (Carcharias taurus) là loài duy nhất trong tự nhiên được biết đến với tập tính giết hại "anh chị em" từ khi còn chưa thấy ánh sáng mặt trời
Vì cá mập hổ cát có tới 2 tử cung, nên nó chuẩn bị rất nhiều trứng. Ngay từ cả khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ, phôi cá mập hổ cát con đã phát triển răng. Nó sẽ dùng "vũ khí" ấy mà ngấu nghiến những con phôi bên cạnh. Cuối cùng, chỉ còn đúng 2 cá mập hổ cát con chào đời. Nhờ được "rèn giũa" từ trong bụng mẹ mà vừa mới thoát ra ngoài, nó đã trở thành chúa tể săn mồi giữa lòng đại dương
Rắn hổ mang chúa nổi tiếng nguy hiểm vì chất độc, còn rắn mamba đen nổi tiếng vì tốc độ giết người của chúng
Thường sinh sống ở các vùng thảo nguyên và núi đá phía nam, và đông châu Phi, mamba là loài rắn nhanh nhất, tốc độ trườn của chúng có thể lên đến 20km/h, khiến nạn nhân khó mà chạy thoát trong vùng núi đá hoang vu.
Rắn mamba đen chỉ tấn công khi chúng bị đe dọa. Nhưng khi đó, chúng sẽ cắn liên tục. Mỗi cú cắn sẽ truyền 1 lượng độc đủ để giết chết 10 người.
Bạch tuộc nhẫn xanh là một loài bạch tuộc có những đốm màu xanh đen rất đẹp, giống như những chiếc nhẫn. Chúng sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương, từ lãnh hải Nhật Bản đến Australia
Tuy nhiên, loài bạch tuộc này lại sở hữu loại nọc độc vô phương cứ chữa. Những người mà chúng cắn sẽ tắt thở chỉ trong vòng 2 phút. Lượng chất độc trên cơ thể bạch tuộc nhẫn xanh có thể giết 26 người trong cùng một lúc.