Trên Trái Đất có một loài động vật được trang bị áo giáp kim loại mà không cần phải chế tạo như con người, đó là ốc sên chân vảy (tên khoa học: Chrysomallon squamiferum). Chúng còn được biết tới với những cái tên khác như ốc sên chân giáp, ốc sên thủy nhiệt.Ốc sên chân vảy là loài động vật duy nhất trên Trái Đất đã tiến hóa để có thể kết hợp sắt với lớp áo giáp exoskeleton bảo vệ bên ngoài cơ thể. Lớp áo giáp này của chúng có thành phần chủ yếu là canxi và sunfua sắt, khiến cho vẻ ngoài của chúng lúc nào cũng có ánh kim loại.Những con ốc sên chân vảy thường sinh sống ở môi trường suối nước nóng dưới biển sâu với áp suất nước, nhiệt, độ axit cao và hàm lượng oxy rất thấp. Vào thời điểm phát hiện ban đầu, tạp chí Science cho rằng nó chỉ là một phần của quần xã sinh vật ở Ấn Độ Dương. Tạp chí này cũng tuyên bố rằng chúng tập trung xung quanh cái gọi là “miệng phun thủy nhiệt” của Ấn Độ Dương.“Ngôi nhà” nổi bật đầu tiên của ốc núi lửa được gọi là miệng phun thủy nhiệt Kairei, còn “ngôi nhà” thứ hai được gọi là được gọi là miệng phun Solitaire, cả hai đều nằm dọc theo Mạch Trung Ấn. Tuy sinh sống ở môi trường như vậy, nhưng ngày nay loài động vật này cũng phải đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và được đưa vào danh sách các loài động vật đang bị đe dọa.Vào đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST) đã giải mã bộ gien của ốc sên chân vảy lần đầu tiên trong lịch sử.Các nhà khoa học phát hiện ra rằng có 25 yếu tố sao chép mã di truyền đã giúp loài ốc sên chân vảy tạo ra lớp vỏ đặc biệt của nó từ sắt.Tiến sĩ Sun Jin, một trong những nhà nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng một gien, được đặt tên là MTP 9 - protein dung nạp kim loại – đã cho thấy sự gia tăng gấp 27 lần các cá thể có khoáng chất sắt sunfua so với gien không có."Khi các ion sắt trong môi trường của ốc sên chân vảy phản ứng với lưu huỳnh trong vảy của chúng, sắt sunfua được tạo ra và tạo nên màu đặc biệt cho loài vật này.Cuối cùng, trình tự bộ gien của ốc núi lửa đã cung cấp cho các nhà khoa học những hiểu biết độc đáo về cách vật liệu vỏ sắt của chúng có thể được con người ứng dụng trong tương lai, chẳng hạn như ý tưởng về chế tạo áo giáp bảo vệ tốt hơn cho binh sĩ ngoài chiến trường.Mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của ốc sên chân vảy là nạn khai thác quá mức ở biển sâu. Tài nguyên khoáng sản sunfua đa kim - hình thành rất nhiều gần nơi cư trú của ốc sên chân vảy - được đánh giá cao vì có nồng độ lớn các kim loại quý, bao gồm đồng, bạc và vàng.Và do đó, sự tồn tại của những loài động vật kỳ lạ này liên tục bị đe dọa do việc khai thác sunfua đa kim làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng.Cho đến nay, ốc sên chân vảy là sinh vật sống duy nhất được biết đến có chứa sắt trong lớp giáp ngoài, khiến nó trở thành một loài động vật lớp Chân bụng (Gastropod) đặc biệt.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Trên Trái Đất có một loài động vật được trang bị áo giáp kim loại mà không cần phải chế tạo như con người, đó là ốc sên chân vảy (tên khoa học: Chrysomallon squamiferum). Chúng còn được biết tới với những cái tên khác như ốc sên chân giáp, ốc sên thủy nhiệt.
Ốc sên chân vảy là loài động vật duy nhất trên Trái Đất đã tiến hóa để có thể kết hợp sắt với lớp áo giáp exoskeleton bảo vệ bên ngoài cơ thể. Lớp áo giáp này của chúng có thành phần chủ yếu là canxi và sunfua sắt, khiến cho vẻ ngoài của chúng lúc nào cũng có ánh kim loại.
Những con ốc sên chân vảy thường sinh sống ở môi trường suối nước nóng dưới biển sâu với áp suất nước, nhiệt, độ axit cao và hàm lượng oxy rất thấp. Vào thời điểm phát hiện ban đầu, tạp chí Science cho rằng nó chỉ là một phần của quần xã sinh vật ở Ấn Độ Dương. Tạp chí này cũng tuyên bố rằng chúng tập trung xung quanh cái gọi là “miệng phun thủy nhiệt” của Ấn Độ Dương.
“Ngôi nhà” nổi bật đầu tiên của ốc núi lửa được gọi là miệng phun thủy nhiệt Kairei, còn “ngôi nhà” thứ hai được gọi là được gọi là miệng phun Solitaire, cả hai đều nằm dọc theo Mạch Trung Ấn. Tuy sinh sống ở môi trường như vậy, nhưng ngày nay loài động vật này cũng phải đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và được đưa vào danh sách các loài động vật đang bị đe dọa.
Vào đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST) đã giải mã bộ gien của ốc sên chân vảy lần đầu tiên trong lịch sử.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng có 25 yếu tố sao chép mã di truyền đã giúp loài ốc sên chân vảy tạo ra lớp vỏ đặc biệt của nó từ sắt.
Tiến sĩ Sun Jin, một trong những nhà nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng một gien, được đặt tên là MTP 9 - protein dung nạp kim loại – đã cho thấy sự gia tăng gấp 27 lần các cá thể có khoáng chất sắt sunfua so với gien không có."
Khi các ion sắt trong môi trường của ốc sên chân vảy phản ứng với lưu huỳnh trong vảy của chúng, sắt sunfua được tạo ra và tạo nên màu đặc biệt cho loài vật này.
Cuối cùng, trình tự bộ gien của ốc núi lửa đã cung cấp cho các nhà khoa học những hiểu biết độc đáo về cách vật liệu vỏ sắt của chúng có thể được con người ứng dụng trong tương lai, chẳng hạn như ý tưởng về chế tạo áo giáp bảo vệ tốt hơn cho binh sĩ ngoài chiến trường.
Mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của ốc sên chân vảy là nạn khai thác quá mức ở biển sâu. Tài nguyên khoáng sản sunfua đa kim - hình thành rất nhiều gần nơi cư trú của ốc sên chân vảy - được đánh giá cao vì có nồng độ lớn các kim loại quý, bao gồm đồng, bạc và vàng.
Và do đó, sự tồn tại của những loài động vật kỳ lạ này liên tục bị đe dọa do việc khai thác sunfua đa kim làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng.
Cho đến nay, ốc sên chân vảy là sinh vật sống duy nhất được biết đến có chứa sắt trong lớp giáp ngoài, khiến nó trở thành một loài động vật lớp Chân bụng (Gastropod) đặc biệt.