Nếu không tính vụ nổ do con người tạo ra, vụ nổ lớn nhất trên Trái Đất thuộc về sự kiện siêu núi lửa Toba (Indonesia) phun trào, làm thay đổi khí hậu hơn 70.000 năm trước.Nhà núi lửa học Shanaka de Silva cho biết, vụ phun trào Toba mạnh tương đương với hàng trăm đến hàng triệu tỷ tấn TNT. Vụ nổ có thể khiến cho toàn cầu bị lạnh đi đáng kể, và gây ảnh hưởng tới mùa sinh trưởng của thực vật, mùa trồng trọt.Nhà nghiên cứu này cũng lưu ý rằng, các vụ phun trào núi lửa trên chỉ là đại diện cho những sự kiện có để lại bằng chứng xác thực. Bởi những vụ phun trào tương tự, hoặc thậm chí lớn hơn, có thể đã xảy ra, nhất là trong thời sơ khai của Trái Đất.Trong khi đó, đối với vụ nổ lớn nhất từ ngoài hành tinh được ghi nhận xảy ra ở Siberia vào năm 1908. Đó là sự kiện Tunguska. Cụ thể, một thiên thạch đã phát nổ ở trong không khí và giải phóng năng lượng từ 10 – 30 triệu tấn TNT.Theo Viện Khoa học Hành tinh, vụ nổ đã san phẳng hơn 80 triệu cây và thậm chí khiến những người ở cách xa tới 500 km vẫn còn nghe thấy tiếng nổ inh tai.Thế nhưng đây chưa phải là thảm họa lớn nhất. Bởi các chuyên gia tìm thấy bằng chứng về các sự kiện tàn khốc hơn nhiều ở trong thời tiền sử. Trong đó có cả hố va chạm lớn nhất thế giới Vredefort tại Nam Phi.Trên thực tế, chỉ có phần trung tâm rộng 159 km của miệng hố va chạm này còn tồn tại. Trong khi đó, theo nhà khoa học hành tinh Miki Nakajima tại Đại học Rochester, các ước tính lại cho thấy chiếc hố ban đầu có đường kính khoảng 250 km.Điều này làm cho Vredefort trở thành vụ va chạm lớn nhất từng để lại bằng chứng rõ ràng nhất trên Trái Đất.Bên cạnh đó, theo giả thuyết, một vụ va chạm giữa Trái Đất với thiên thể có kích thước lớn tương đương với một hành tinh cách đây 4,5 tỷ năm có khả năng đã tạo ra Mặt Trăng, đồng thời giải phóng đủ năng lượng để vượt qua bất cứ sự kiện gì khác ở trên Trái Đất.Chúng ta có thể nhìn lại 65 triệu năm trước và tác động mà tiểu hành tinh hay sao chổi Chicxulub đã gây ra trên Trái Đất.Tiểu hành tinh này rộng khoảng 16 km và đã xóa xổ khủng long cùng 80% loài vật ở trên Trái Đất vào thời điểm đó. Dù sức tàn phá của nó thực sự khủng khiếp nhưng cũng không đủ để hủy diệt Trái Đất hoặc 100% sự sống của hành tinh xanh"."Thật thú vị khi suy đoán xem thứ gì có thể xóa sổ hoàn toàn sự sống và khiến Trái Đất trở nên khắc nghiệt trong hàng triệu năm. Đối với khối lượng riêng và vận tốc va chạm điển hình, dự đoán tốt nhất ngay lúc này là một vật thể gì đó có đường kính từ 80 – 160 km sẽ làm được điều đó", ông Gibson cho biết thêm.>>>Xem thêm video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới (Nguồn: THDT)
Nếu không tính vụ nổ do con người tạo ra, vụ nổ lớn nhất trên Trái Đất thuộc về sự kiện siêu núi lửa Toba (Indonesia) phun trào, làm thay đổi khí hậu hơn 70.000 năm trước.
Nhà núi lửa học Shanaka de Silva cho biết, vụ phun trào Toba mạnh tương đương với hàng trăm đến hàng triệu tỷ tấn TNT. Vụ nổ có thể khiến cho toàn cầu bị lạnh đi đáng kể, và gây ảnh hưởng tới mùa sinh trưởng của thực vật, mùa trồng trọt.
Nhà nghiên cứu này cũng lưu ý rằng, các vụ phun trào núi lửa trên chỉ là đại diện cho những sự kiện có để lại bằng chứng xác thực. Bởi những vụ phun trào tương tự, hoặc thậm chí lớn hơn, có thể đã xảy ra, nhất là trong thời sơ khai của Trái Đất.
Trong khi đó, đối với vụ nổ lớn nhất từ ngoài hành tinh được ghi nhận xảy ra ở Siberia vào năm 1908. Đó là sự kiện Tunguska. Cụ thể, một thiên thạch đã phát nổ ở trong không khí và giải phóng năng lượng từ 10 – 30 triệu tấn TNT.
Theo Viện Khoa học Hành tinh, vụ nổ đã san phẳng hơn 80 triệu cây và thậm chí khiến những người ở cách xa tới 500 km vẫn còn nghe thấy tiếng nổ inh tai.
Thế nhưng đây chưa phải là thảm họa lớn nhất. Bởi các chuyên gia tìm thấy bằng chứng về các sự kiện tàn khốc hơn nhiều ở trong thời tiền sử. Trong đó có cả hố va chạm lớn nhất thế giới Vredefort tại Nam Phi.
Trên thực tế, chỉ có phần trung tâm rộng 159 km của miệng hố va chạm này còn tồn tại. Trong khi đó, theo nhà khoa học hành tinh Miki Nakajima tại Đại học Rochester, các ước tính lại cho thấy chiếc hố ban đầu có đường kính khoảng 250 km.
Điều này làm cho Vredefort trở thành vụ va chạm lớn nhất từng để lại bằng chứng rõ ràng nhất trên Trái Đất.
Bên cạnh đó, theo giả thuyết, một vụ va chạm giữa Trái Đất với thiên thể có kích thước lớn tương đương với một hành tinh cách đây 4,5 tỷ năm có khả năng đã tạo ra Mặt Trăng, đồng thời giải phóng đủ năng lượng để vượt qua bất cứ sự kiện gì khác ở trên Trái Đất.
Chúng ta có thể nhìn lại 65 triệu năm trước và tác động mà tiểu hành tinh hay sao chổi Chicxulub đã gây ra trên Trái Đất.
Tiểu hành tinh này rộng khoảng 16 km và đã xóa xổ khủng long cùng 80% loài vật ở trên Trái Đất vào thời điểm đó. Dù sức tàn phá của nó thực sự khủng khiếp nhưng cũng không đủ để hủy diệt Trái Đất hoặc 100% sự sống của hành tinh xanh".
"Thật thú vị khi suy đoán xem thứ gì có thể xóa sổ hoàn toàn sự sống và khiến Trái Đất trở nên khắc nghiệt trong hàng triệu năm. Đối với khối lượng riêng và vận tốc va chạm điển hình, dự đoán tốt nhất ngay lúc này là một vật thể gì đó có đường kính từ 80 – 160 km sẽ làm được điều đó", ông Gibson cho biết thêm.
>>>Xem thêm video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới (Nguồn: THDT)