Không giống như nhân viên văn phòng, thợ mỏ hoạt động theo ca và có thể làm việc 10 ngày liên tiếp. Một số người vào hầm trước khi mặt trời mọc và dành từ 7 đến 12 tiếng trong đó. Ảnh:Reuters.Một người đàn ông đang bước vào một mỏ than lâu đời ở thành phố Zenica tại đất nước Bosna & Hercegovina. Không có ánh sáng tự nhiên nào có thể lọt được vào trong hầm. Ảnh:Reuters.Nhiều năm trước, trang phục thợ mỏ rất đơn giản, gồm áo phông, quần jean, đôi ủng chuyên dụng, và một chiếc thắt lưng để hỗ trợ việc cầm đuốc.Ảnh:Reuters.Ngày nay, trang phục của họ đã được chuyên nghiệp hóa, điển hình là chiếc áo phản quang.Ảnh:Reuters.Họ cũng không cần phải dùng đuốc nữa bởi vì đã được gắn đèn pin trên mũ bảo hộ lao động.Ảnh:Reuters.Tại Pniowek, mỏ than lớn nhất của Ba Lan, trước khi bắt đầu công việc, các thợ đều đến trước tượng Thánh Barbara - người bảo trợ cho nghề khai thác mỏ - để cầu nguyện. Họ không nói "chào buổi sáng" với đồng nghiệp, thay vào đó, họ chào bằng câu "Chúa phù hộ bạn". Câu chào của các thợ mỏ Đức là: "Chúc may mắn".Ảnh:Reuters.Những mỏ than hiện đại được trang bị cả thang máy để nhanh chóng (khoảng 4 phút) đưa thợ đến địa điểm khai thác.Ảnh:Reuters.Một số thợ mỏ lại chọn cách di chuyển bằng đường ray, và điều này có thể khiến họ mất đến 2 tiếng. Ảnh:Getty.Bên trong mỏ thanNovovolynska-9 tại thành phốNovovolynsk, Ukraine. Càng vào sâu, áp suất không khí càng lớn, và càng xuất hiện nhiều các loại khí có thể gây chết người như carbon monoxit hay khí metan. Trong quá khứ, những người thợ mỏ phải thả chim hoàng yến xuống để kiểm tra không khí. Ảnh:Reuters.Để đưa được khí metan ra ngoài, các thợ mỏ phải bơm khí sạch vào hang. Tuy nhiên, hoạt động của khí metan rất khó lường và đôi khi gây ra những tai nạn bất ngờ.Ảnh:Getty.Một máy đào hầm hình bánh răng cưa tại mỏ thanWelzow-Sud, Đức. Những thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến đã thay thế công việc của hàng trăm nghìn thợ mỏ trong nhiều năm trở lại đây.Ảnh:Getty.Được công nghệ hỗ trợ, nhưng những người thợ mỏ vẫn rất vất vả. Họ phải làm nhiều công việc nặng nhọc như treo dây cáp điện và xếp các khối cũi lại với nhau. Không những thế, họ còn phải đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực của công chúng về ngành nghề này.Ảnh:Getty.Các thợ mỏ được miêu tả là những người khó tính. Họ có tính kỷ luật không khác gì môi trường quân đội bởi họ nhận thức được rằng một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến họ và đồng nghiệp thiệt mạng.Ảnh:Getty.Tuy nhiên, các thợ mỏ thường được trả lương khá cao. Tại Mỹ, nếu làm việc chăm chỉ, những người thợ này có thể kiếm tận100.000 USDmỗi năm. Ảnh:Reuters.Sự nguy hiểm của nghề này là mối lo nhưng cũng là niềm tự hào của những người thợ mỏ. Tình bạn của những người thợ cùng "vào sinh ra tử" thường rất khăng khít. Một số gia đình Mỹ còn có truyền thống làm thợ mỏ qua nhiều thế hệ. Ảnh:Reuters.Tại nhiều nơi ở Mỹ, đá than đóng vai trò biểu tượng. Và giống như những chàng cao bồi, những người thợ mỏ cũng đại diện cho vẻ đẹp nam tính truyền thống.Ảnh:Getty.Ngày nay, việc khai thác than đang dần được triển khai ngay từ trên bề mặt nhiều hơn là đi sâu dưới lòng đất.Ảnh:Reuters.Dù được trang bị nhiều thiết bị tiên tiến, nghề này vẫn vô cùng nguy hiểm. Năm 2010, một vụ nổ hầm ở tiểu bang West Virginia, Mỹ đã khiến 29 người thiệt mạng, gây ra thảm họa hầm mỏ tồi tệ nhất nước này trong vòng 40 năm. Ngoài ra, làm việc lâu trong hầm mỏ cũng có thể dẫn đến các căn bệnh nghiêm trọng.Ảnh:Reuters.Từ năm 2011 đến 2016, tổng doanh thu của 4 công ty khai thác than lớn nhất Mỹ giảm từ33 tỷ USDxuống còn150 triệu USD, nhiều thợ đã bỏ việc. Nguyên nhân đến từ việc than là nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm, các phương án thay thế như năng lượng gió hay năng lượng mặt trời dần trở nên phổ biến hơn. Ngoài ra, một số phong trào bảo vệ môi trường còn chống đối việc khai thác than một cách mạnh mẽ. Ảnh:Reuters.Tuy vậy, khai thác than vẫn là một nguồn thu lớn tại Australia. Năm 2018, nước này kiếm67 tỷ USDnhờ vào việc xuất khẩu than. Ảnh:Financial Times.Trung Quốc sử dụng đến 50% lượng than trên thế giới và có khoảng 4,3 triệu công nhân làm trong ngành này.Ảnh:Getty.Tính đến năm 2010, Trung Quốc là quốc gia kém an toàn nhất trong ngành khai thác than. Quốc gia này sản xuất đến 40% lượng than thế giới, nhưng đồng thời cũng chiếm 80% số ca tử vong do tai nạn hầm mỏ trên toàn cầu. Ảnh:Getty.Tại Ấn Độ - nhà sản xuất than lớn thứ 3 thế giới - một số mỏ tư nhân được biết đến với tên gọi là "lỗ chuột". Những mỏ này rất chật hẹp và vô cùng nguy hiểm khi dùng cầu thang gỗ đơn sơ để đi thẳng xuống hầm. Chính quyền Ấn Độ đã cấm những mỏ than như thế hoạt động, nhưng chúng vẫn hiện diện ở một số nơi tại quốc gia này.Ảnh:Getty.Ở Mỹ, khi các hầm than đóng cửa, các thợ mỏ sẽ chọn các làm việc ở các công ty khai thác than trên mặt đất hoặc phải đi học lại một ngành nghề khác.Ảnh:Reuters.
Không giống như nhân viên văn phòng, thợ mỏ hoạt động theo ca và có thể làm việc 10 ngày liên tiếp. Một số người vào hầm trước khi mặt trời mọc và dành từ 7 đến 12 tiếng trong đó. Ảnh:Reuters.
Một người đàn ông đang bước vào một mỏ than lâu đời ở thành phố Zenica tại đất nước Bosna & Hercegovina. Không có ánh sáng tự nhiên nào có thể lọt được vào trong hầm. Ảnh:Reuters.
Nhiều năm trước, trang phục thợ mỏ rất đơn giản, gồm áo phông, quần jean, đôi ủng chuyên dụng, và một chiếc thắt lưng để hỗ trợ việc cầm đuốc.Ảnh:Reuters.
Ngày nay, trang phục của họ đã được chuyên nghiệp hóa, điển hình là chiếc áo phản quang.Ảnh:Reuters.
Họ cũng không cần phải dùng đuốc nữa bởi vì đã được gắn đèn pin trên mũ bảo hộ lao động.Ảnh:Reuters.
Tại Pniowek, mỏ than lớn nhất của Ba Lan, trước khi bắt đầu công việc, các thợ đều đến trước tượng Thánh Barbara - người bảo trợ cho nghề khai thác mỏ - để cầu nguyện. Họ không nói "chào buổi sáng" với đồng nghiệp, thay vào đó, họ chào bằng câu "Chúa phù hộ bạn". Câu chào của các thợ mỏ Đức là: "Chúc may mắn".Ảnh:Reuters.
Những mỏ than hiện đại được trang bị cả thang máy để nhanh chóng (khoảng 4 phút) đưa thợ đến địa điểm khai thác.Ảnh:Reuters.
Một số thợ mỏ lại chọn cách di chuyển bằng đường ray, và điều này có thể khiến họ mất đến 2 tiếng. Ảnh:Getty.
Bên trong mỏ thanNovovolynska-9 tại thành phốNovovolynsk, Ukraine. Càng vào sâu, áp suất không khí càng lớn, và càng xuất hiện nhiều các loại khí có thể gây chết người như carbon monoxit hay khí metan. Trong quá khứ, những người thợ mỏ phải thả chim hoàng yến xuống để kiểm tra không khí. Ảnh:Reuters.
Để đưa được khí metan ra ngoài, các thợ mỏ phải bơm khí sạch vào hang. Tuy nhiên, hoạt động của khí metan rất khó lường và đôi khi gây ra những tai nạn bất ngờ.Ảnh:Getty.
Một máy đào hầm hình bánh răng cưa tại mỏ thanWelzow-Sud, Đức. Những thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến đã thay thế công việc của hàng trăm nghìn thợ mỏ trong nhiều năm trở lại đây.Ảnh:Getty.
Được công nghệ hỗ trợ, nhưng những người thợ mỏ vẫn rất vất vả. Họ phải làm nhiều công việc nặng nhọc như treo dây cáp điện và xếp các khối cũi lại với nhau. Không những thế, họ còn phải đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực của công chúng về ngành nghề này.Ảnh:Getty.
Các thợ mỏ được miêu tả là những người khó tính. Họ có tính kỷ luật không khác gì môi trường quân đội bởi họ nhận thức được rằng một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến họ và đồng nghiệp thiệt mạng.Ảnh:Getty.
Tuy nhiên, các thợ mỏ thường được trả lương khá cao. Tại Mỹ, nếu làm việc chăm chỉ, những người thợ này có thể kiếm tận100.000 USDmỗi năm. Ảnh:Reuters.
Sự nguy hiểm của nghề này là mối lo nhưng cũng là niềm tự hào của những người thợ mỏ. Tình bạn của những người thợ cùng "vào sinh ra tử" thường rất khăng khít. Một số gia đình Mỹ còn có truyền thống làm thợ mỏ qua nhiều thế hệ. Ảnh:Reuters.
Tại nhiều nơi ở Mỹ, đá than đóng vai trò biểu tượng. Và giống như những chàng cao bồi, những người thợ mỏ cũng đại diện cho vẻ đẹp nam tính truyền thống.Ảnh:Getty.
Ngày nay, việc khai thác than đang dần được triển khai ngay từ trên bề mặt nhiều hơn là đi sâu dưới lòng đất.Ảnh:Reuters.
Dù được trang bị nhiều thiết bị tiên tiến, nghề này vẫn vô cùng nguy hiểm. Năm 2010, một vụ nổ hầm ở tiểu bang West Virginia, Mỹ đã khiến 29 người thiệt mạng, gây ra thảm họa hầm mỏ tồi tệ nhất nước này trong vòng 40 năm. Ngoài ra, làm việc lâu trong hầm mỏ cũng có thể dẫn đến các căn bệnh nghiêm trọng.Ảnh:Reuters.
Từ năm 2011 đến 2016, tổng doanh thu của 4 công ty khai thác than lớn nhất Mỹ giảm từ33 tỷ USDxuống còn150 triệu USD, nhiều thợ đã bỏ việc. Nguyên nhân đến từ việc than là nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm, các phương án thay thế như năng lượng gió hay năng lượng mặt trời dần trở nên phổ biến hơn. Ngoài ra, một số phong trào bảo vệ môi trường còn chống đối việc khai thác than một cách mạnh mẽ. Ảnh:Reuters.
Tuy vậy, khai thác than vẫn là một nguồn thu lớn tại Australia. Năm 2018, nước này kiếm67 tỷ USDnhờ vào việc xuất khẩu than. Ảnh:Financial Times.
Trung Quốc sử dụng đến 50% lượng than trên thế giới và có khoảng 4,3 triệu công nhân làm trong ngành này.Ảnh:Getty.
Tính đến năm 2010, Trung Quốc là quốc gia kém an toàn nhất trong ngành khai thác than. Quốc gia này sản xuất đến 40% lượng than thế giới, nhưng đồng thời cũng chiếm 80% số ca tử vong do tai nạn hầm mỏ trên toàn cầu. Ảnh:Getty.
Tại Ấn Độ - nhà sản xuất than lớn thứ 3 thế giới - một số mỏ tư nhân được biết đến với tên gọi là "lỗ chuột". Những mỏ này rất chật hẹp và vô cùng nguy hiểm khi dùng cầu thang gỗ đơn sơ để đi thẳng xuống hầm. Chính quyền Ấn Độ đã cấm những mỏ than như thế hoạt động, nhưng chúng vẫn hiện diện ở một số nơi tại quốc gia này.Ảnh:Getty.
Ở Mỹ, khi các hầm than đóng cửa, các thợ mỏ sẽ chọn các làm việc ở các công ty khai thác than trên mặt đất hoặc phải đi học lại một ngành nghề khác.Ảnh:Reuters.