" Cổng địa ngục" có thật trên Trái đất ở giữa sa mạc Karakum, Turkmenistan đột ngột xuất hiện vào năm 1971. Các nhà khoa học gọi nó với tên gọi khác là hố Darvaza.Theo các chuyên gia, "cổng địa ngục" ở Turkmenistan xuất hiện là do sự vô ý của con người. Chuyện xảy ra khi các nhà khoa học Liên Xô khoan tìm khí gas ở đây.Trong quá trình các nhà khoa học tiến hành thăm dò địa chất, một giàn khoan đã vô tình đâm vào hang khí tự nhiên khổng lồ dưới lòng đất.Do đó, toàn bộ phần mặt đất dưới mũi khoan bị đổ sụp xuống và tạo thành hố khổng lồ có đường kính khoảng 70m. Hố này được gọi là Darvaza.Thấy vậy, các nhà địa chất châm lửa trên miệng hố nhằm ngăn chặn sự lan rộng của khí methane.Khi làm điều đó, các chuyên gia cho rằng, ngọn lửa sẽ tắt sau vài tuần. Họ không thể ngờ ngọn lửa cháy âm ỉ, mãi không tắt kể từ năm 1971 đến nay. Các nhà khoa học hiện chưa thể tính toán "cổng địa ngục" ở Turkmenistan bao giờ sẽ ngừng cháy vào lúc nào.Do hố Darvaza cháy liên tục với sức nóng của lửa lớn khiến nhiều người đứng gần cảm nhận như đang đứng gần một ngọn núi lửa đang hoạt động.Vì vậy, những nhà khoa học khi tiến vào hố Darvaza để thực hiện các nghiên cứu thường phải trang bị: 1 dây leo núi được thiết kế riêng cho chuyến đi vào "cổng địa ngục", thiết bị thở khép kín (tương tự thiết bị lặn), dây chống cháy và bộ đồ chịu nhiệt.Ngay cả khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, không ít người vẫn cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi sắp đặt chân vào "cổng địa ngục". Dù vậy, khi thực hiện chuyến thám hiểm, các chuyên gia cẩn thận thu thập các mẫu vật để phục vụ hoạt động nghiên cứu.Sau khi trở về từ "cổng địa ngục", nhiều người chia sẻ cảm nhận rằng họ dường như đặt chân đến một thế giới khác. Mời độc giả xem video: Việt Nam lần đầu phát hiện xương người tiền sử ở hang núi lửa. Nguồn: VTV24.
" Cổng địa ngục" có thật trên Trái đất ở giữa sa mạc Karakum, Turkmenistan đột ngột xuất hiện vào năm 1971. Các nhà khoa học gọi nó với tên gọi khác là hố Darvaza.
Theo các chuyên gia, "cổng địa ngục" ở Turkmenistan xuất hiện là do sự vô ý của con người. Chuyện xảy ra khi các nhà khoa học Liên Xô khoan tìm khí gas ở đây.
Trong quá trình các nhà khoa học tiến hành thăm dò địa chất, một giàn khoan đã vô tình đâm vào hang khí tự nhiên khổng lồ dưới lòng đất.
Do đó, toàn bộ phần mặt đất dưới mũi khoan bị đổ sụp xuống và tạo thành hố khổng lồ có đường kính khoảng 70m. Hố này được gọi là Darvaza.
Thấy vậy, các nhà địa chất châm lửa trên miệng hố nhằm ngăn chặn sự lan rộng của khí methane.
Khi làm điều đó, các chuyên gia cho rằng, ngọn lửa sẽ tắt sau vài tuần. Họ không thể ngờ ngọn lửa cháy âm ỉ, mãi không tắt kể từ năm 1971 đến nay. Các nhà khoa học hiện chưa thể tính toán "cổng địa ngục" ở Turkmenistan bao giờ sẽ ngừng cháy vào lúc nào.
Do hố Darvaza cháy liên tục với sức nóng của lửa lớn khiến nhiều người đứng gần cảm nhận như đang đứng gần một ngọn núi lửa đang hoạt động.
Vì vậy, những nhà khoa học khi tiến vào hố Darvaza để thực hiện các nghiên cứu thường phải trang bị: 1 dây leo núi được thiết kế riêng cho chuyến đi vào "cổng địa ngục", thiết bị thở khép kín (tương tự thiết bị lặn), dây chống cháy và bộ đồ chịu nhiệt.
Ngay cả khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, không ít người vẫn cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi sắp đặt chân vào "cổng địa ngục". Dù vậy, khi thực hiện chuyến thám hiểm, các chuyên gia cẩn thận thu thập các mẫu vật để phục vụ hoạt động nghiên cứu.
Sau khi trở về từ "cổng địa ngục", nhiều người chia sẻ cảm nhận rằng họ dường như đặt chân đến một thế giới khác.
Mời độc giả xem video: Việt Nam lần đầu phát hiện xương người tiền sử ở hang núi lửa. Nguồn: VTV24.