“ Táo biển” (sea apple) là tên gọi chung của các loài hải sâm thuộc chi Pseudocolochirus, sinh sống ở vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, có thể quan sát cận cảnh loài động vật thú vị này trong Viện Hải dương học ở thành phố Nha Trang.Thuộc nhóm hải sâm có vẻ ngoài dễ nhận biết nhất, những "quả táo di động" này có màu sắc rất sặc sỡ, gồm màu đỏ nổi bật cùng màu vàng và tím. Cơ thể của chúng hình trứng, có thể dài đến 20 cm khi trưởng thành.Là loài ăn lọc, táo biển có các xúc tu phân nhánh nhiều lần mọc ra tua tủa quanh lỗ miệng. Những xúc tu này có vai trò như cái lưới bẩy các sinh vật phù du trôi nổi trong nước.Khi không dùng đến, các xúc tu có thể được thu gọn vào trong miệng để tránh những tổn thương không cần thiết hoặc thu hút sự chú ý của các đối tượng không mong muốn.Giống như nhiều loài động vật khác trong ngành Da gai, táo biển có các hàng chân dạng ống giúp chúng di chuyển hoặc bám vào các cấu trúc trên nền biển.Khi bị quấy rầy, táo biển có thể phun ra những sợi ruột dính và có độc tố từ cả miệng và hậu môn để đe dọa kẻ thù. Ngoài ra, chúng cũng có thể giải phóng độc tố holothurin vào trong nước như một cơ chế phòng vệ.Khi bị đe dọa hoặc ở trong môi trường không phù hợp, táo biển có thể hút một lượng lớn nước biển để phồng lên gần gấp đôi kích thước ban đầu, giúp chúng di chuyển đến khu vực mới theo dòng nước và nhanh hơn nhiều so với trườn bò.Vẻ ngoài độc đáo của táo biển khiến sinh vật này trở thành đối tượng được ưa thích trong các bể thủy sinh nước mặn. Tuy nhiên, đây không phải loài dễ nuôi và việc nuôi không đúng cách có thể gây những hệ quả không mong muốn.Cụ thể, táo biển thường bị chết đói nếu mức độ phù du trong bể không đủ cao. Ngoài ra, việc chúng giải phóng chất độc khi cảm thấy căng thẳng có thể khiến các loài vật được nuôi trong cùng bể chết sạch vì ngộ độc.Do vậy, táo biển thường chỉ được nuôi trong các khu thủy cung được đầu tư bài bản, khoa học – như Viện Hải dương học Nha Trang, chứ hiếm khi được nhìn thấy trong bể thủy sinh nước mặn của các cá nhân.Mời quý độc giả xem video: Xác định được loài Cua gây Ngộ Độc ở Thanh Hoá | Thời Sự VTV1.
“ Táo biển” (sea apple) là tên gọi chung của các loài hải sâm thuộc chi Pseudocolochirus, sinh sống ở vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, có thể quan sát cận cảnh loài động vật thú vị này trong Viện Hải dương học ở thành phố Nha Trang.
Thuộc nhóm hải sâm có vẻ ngoài dễ nhận biết nhất, những "quả táo di động" này có màu sắc rất sặc sỡ, gồm màu đỏ nổi bật cùng màu vàng và tím. Cơ thể của chúng hình trứng, có thể dài đến 20 cm khi trưởng thành.
Là loài ăn lọc, táo biển có các xúc tu phân nhánh nhiều lần mọc ra tua tủa quanh lỗ miệng. Những xúc tu này có vai trò như cái lưới bẩy các sinh vật phù du trôi nổi trong nước.
Khi không dùng đến, các xúc tu có thể được thu gọn vào trong miệng để tránh những tổn thương không cần thiết hoặc thu hút sự chú ý của các đối tượng không mong muốn.
Giống như nhiều loài động vật khác trong ngành Da gai, táo biển có các hàng chân dạng ống giúp chúng di chuyển hoặc bám vào các cấu trúc trên nền biển.
Khi bị quấy rầy, táo biển có thể phun ra những sợi ruột dính và có độc tố từ cả miệng và hậu môn để đe dọa kẻ thù. Ngoài ra, chúng cũng có thể giải phóng độc tố holothurin vào trong nước như một cơ chế phòng vệ.
Khi bị đe dọa hoặc ở trong môi trường không phù hợp, táo biển có thể hút một lượng lớn nước biển để phồng lên gần gấp đôi kích thước ban đầu, giúp chúng di chuyển đến khu vực mới theo dòng nước và nhanh hơn nhiều so với trườn bò.
Vẻ ngoài độc đáo của táo biển khiến sinh vật này trở thành đối tượng được ưa thích trong các bể thủy sinh nước mặn. Tuy nhiên, đây không phải loài dễ nuôi và việc nuôi không đúng cách có thể gây những hệ quả không mong muốn.
Cụ thể, táo biển thường bị chết đói nếu mức độ phù du trong bể không đủ cao. Ngoài ra, việc chúng giải phóng chất độc khi cảm thấy căng thẳng có thể khiến các loài vật được nuôi trong cùng bể chết sạch vì ngộ độc.
Do vậy, táo biển thường chỉ được nuôi trong các khu thủy cung được đầu tư bài bản, khoa học – như Viện Hải dương học Nha Trang, chứ hiếm khi được nhìn thấy trong bể thủy sinh nước mặn của các cá nhân.
Mời quý độc giả xem video: Xác định được loài Cua gây Ngộ Độc ở Thanh Hoá | Thời Sự VTV1.