Nhóm các nhà khoa học làm việc ở Trung tâm vũ trụ Goddard của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết đã xây dựng mô hình AI mới để có thể cảnh báo trước 30 phút siêu bão Mặt trời tấn công Trái đất.Theo nhóm nghiên cứu, để phát hiện siêu bão Mặt trời, họ xác định mối liên hệ giữa các phép đo gió Mặt trời trước đó và nhiễu loạn địa từ quan sát được tại các trạm mặt đất trên khắp Trái đất.Từ đây, các chuyên gia tạo ra mô hình máy tính có tên gọi là DAGGER nhằm dự đoán nhanh chóng và chính xác các nhiễu loạn địa từ trên toàn thế giới 30 phút trước khi siêu bão Mặt trời ập đến.30 phút là khoảng thời gian đủ để các quốc gia ngăn chặn tác động nghiêm trọng của những siêu bão Mặt trời đối với hệ thống lưới điện và cơ sở hạ tầng quan trọng.NASA đã thử nghiệm mô hình chưa cải tiến với 2 cơn bão địa từ xảy ra vào tháng 8/2011 và tháng 3/2015. Mô hình AI mới có thể dự báo “nhanh chóng và chính xác” tác động của cơn bão Mặt trời xảy ra trên thế giới.Bão Mặt trời xảy ra khi Mặt trời phát ra một vụ bùng nổ bức xạ điện từ mạnh. Hiện tượng này khiến các sóng năng lượng tỏa ra ngoài, tác động đến những thiên thể khác trong hệ Mặt trời, bao gồm cả Trái đất.Các sóng điện từ tương tác với từ trường của hành tinh xanh gây ra một số tác động, bao gồm làm gián đoạn tín hiệu vô tuyến, GPS, truy cập Internet toàn cầu, lưới điện - mạng lưới đường dây truyền tải điện từ trạm phát đến các công trình khác....Nếu bão Mặt trời gây ra sự cố mất Internet toàn cầu sẽ gây ra hậu quả thảm khốc. Sự kiện này sẽ làm gián đoạn nhiều hoạt động của con người từ chuỗi cung ứng, hệ thống y tế, thị trường chứng khoán...Bão Mặt trời được đánh giá là khó dự đoán. Giới khoa học không thể theo dõi bão Mặt Trời giống như cách theo dõi các cơn bão ở Trái đất.Vì vậy, trong những năm qua, các nhà khoa học nỗ lực tìm ra các giải pháp để có thể dự đoán thời điểm các cơn bão Mặt trời sẽ tấn công Trái đất.Mời độc giả xem video: Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.
Nhóm các nhà khoa học làm việc ở Trung tâm vũ trụ Goddard của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết đã xây dựng mô hình AI mới để có thể cảnh báo trước 30 phút siêu bão Mặt trời tấn công Trái đất.
Theo nhóm nghiên cứu, để phát hiện siêu bão Mặt trời, họ xác định mối liên hệ giữa các phép đo gió Mặt trời trước đó và nhiễu loạn địa từ quan sát được tại các trạm mặt đất trên khắp Trái đất.
Từ đây, các chuyên gia tạo ra mô hình máy tính có tên gọi là DAGGER nhằm dự đoán nhanh chóng và chính xác các nhiễu loạn địa từ trên toàn thế giới 30 phút trước khi siêu bão Mặt trời ập đến.
30 phút là khoảng thời gian đủ để các quốc gia ngăn chặn tác động nghiêm trọng của những siêu bão Mặt trời đối với hệ thống lưới điện và cơ sở hạ tầng quan trọng.
NASA đã thử nghiệm mô hình chưa cải tiến với 2 cơn bão địa từ xảy ra vào tháng 8/2011 và tháng 3/2015. Mô hình AI mới có thể dự báo “nhanh chóng và chính xác” tác động của cơn bão Mặt trời xảy ra trên thế giới.
Bão Mặt trời xảy ra khi Mặt trời phát ra một vụ bùng nổ bức xạ điện từ mạnh. Hiện tượng này khiến các sóng năng lượng tỏa ra ngoài, tác động đến những thiên thể khác trong hệ Mặt trời, bao gồm cả Trái đất.
Các sóng điện từ tương tác với từ trường của hành tinh xanh gây ra một số tác động, bao gồm làm gián đoạn tín hiệu vô tuyến, GPS, truy cập Internet toàn cầu, lưới điện - mạng lưới đường dây truyền tải điện từ trạm phát đến các công trình khác....
Nếu bão Mặt trời gây ra sự cố mất Internet toàn cầu sẽ gây ra hậu quả thảm khốc. Sự kiện này sẽ làm gián đoạn nhiều hoạt động của con người từ chuỗi cung ứng, hệ thống y tế, thị trường chứng khoán...
Bão Mặt trời được đánh giá là khó dự đoán. Giới khoa học không thể theo dõi bão Mặt Trời giống như cách theo dõi các cơn bão ở Trái đất.
Vì vậy, trong những năm qua, các nhà khoa học nỗ lực tìm ra các giải pháp để có thể dự đoán thời điểm các cơn bão Mặt trời sẽ tấn công Trái đất.
Mời độc giả xem video: Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.