Sau khi sử dụng cảm biến nhiệt hồng ngoại (TIRS) và bộ thu nhận ảnh mặt đất (OLI), vệ tinh của NASA đã ghi nhận nhiệt độ và khả năng giữ nhiệt cụ thể trên mặt đất Tokyo.Theo cơ quan Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ, Tokyo đang trải qua đảo nhiệt đô thị (urban heat island) và có thể khiến Olympic Tokyo 2020 có thể là kỳ Thế vận hội nóng nhất lịch sử.Theo ghi nhận, nhiệt độ không khí tại Tokyo đạt 34 độ C từ khi sự kiện bắt đầu, có thể sẽ giảm một chút khi có bão nhiệt đới ập đến. Tuy nhiên khi cơn bão qua đi, nhiệt độ sẽ lại vô cùng nóng bức.Nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và phong độ thi đấu của các vận động viên đang thi đấu tại Olympic 2020. Cung thủ Archer Svetlana Gomboeva người Nga đã bất tỉnh do thời tiết khắc nghiệt tại Tokyo.Ngày 28/7, tay vợt số hai thế giới Daniil Medvedev cũng cho biết đây là "một trong những điều kiện thi đấu tồi tệ nhất" anh từng trải qua. "Cảm giác gần như bạn đang trong phòng tắm hơi", Makoto Yokohari, giáo sư khoa Quy hoạch Đô thị thuộc Đại học Tokyo chia sẻ.Nhiệt độ hàng ngày tại thủ đô Nhật Bản dự kiến ở mức 30-35 độ C, nhưng độ ẩm cao sẽ khiến vận động viên có cảm giác như gần 40 độ. Website của NASA ghi rằng biến đổi khí hậu khiến hiện tượng đảo nhiệt đô thị ngày càng tồi tệ.Hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” – urban heat island (UHI) là hiện tượng mà tại cùng thời điểm, nhiệt độ trung bình ở khu vực phát triển đô thị với nhiều công trình nhân tạo cao hơn ở khu vực công viên và nông thôn có môi trường tự nhiên xung quanh. Hiện tượng tăng nhiệt độ cục bộ này tạo nên một khu vực trung tâm như một “ốc đảo” có nhiệt độ cao hơn các nơi khác nên được gọi là “đảo nhiệt đô thị”.Hiện tượng này được mô tả như trong biểu đồ nhiệt độ của các khu vực ở đô thị, minh họa sự dao động nhiệt độ trên toàn thành phố: nhiệt độ thấp ở khu vực nhiều cây xanh như công viên, và tăng cao ở các khu vực nhiều công trình nhà ở.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi bất thường của điều kiện thời tiết, khí hậu nhưng trực tiếp và sâu xa là do hoạt động sống của con người, làm gia tăng hàm lượng khí nhà kính dẫn đến gia tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển.Bên cạnh đó, đường sá và tòa nhà giữ nhiệt tại các đô thị, khiến nơi đây ấm hơn đáng kể so với vùng ngoại ô, những nơi mát hơn nhờ quá trình thoát hơi nước của cây.Quá trình đô thị hóa tăng nhanh đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính khắc nghiệt của thời tiết. Công trình Xanh chính là một giải pháp để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, góp phần chống biến đổi khí hậu và giảm bớt hiện tượng đảo nhiệt.
Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews
Sau khi sử dụng cảm biến nhiệt hồng ngoại (TIRS) và bộ thu nhận ảnh mặt đất (OLI), vệ tinh của NASA đã ghi nhận nhiệt độ và khả năng giữ nhiệt cụ thể trên mặt đất Tokyo.
Theo cơ quan Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ, Tokyo đang trải qua đảo nhiệt đô thị (urban heat island) và có thể khiến Olympic Tokyo 2020 có thể là kỳ Thế vận hội nóng nhất lịch sử.
Theo ghi nhận, nhiệt độ không khí tại Tokyo đạt 34 độ C từ khi sự kiện bắt đầu, có thể sẽ giảm một chút khi có bão nhiệt đới ập đến. Tuy nhiên khi cơn bão qua đi, nhiệt độ sẽ lại vô cùng nóng bức.
Nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và phong độ thi đấu của các vận động viên đang thi đấu tại Olympic 2020. Cung thủ Archer Svetlana Gomboeva người Nga đã bất tỉnh do thời tiết khắc nghiệt tại Tokyo.
Ngày 28/7, tay vợt số hai thế giới Daniil Medvedev cũng cho biết đây là "một trong những điều kiện thi đấu tồi tệ nhất" anh từng trải qua. "Cảm giác gần như bạn đang trong phòng tắm hơi", Makoto Yokohari, giáo sư khoa Quy hoạch Đô thị thuộc Đại học Tokyo chia sẻ.
Nhiệt độ hàng ngày tại thủ đô Nhật Bản dự kiến ở mức 30-35 độ C, nhưng độ ẩm cao sẽ khiến vận động viên có cảm giác như gần 40 độ. Website của NASA ghi rằng biến đổi khí hậu khiến hiện tượng đảo nhiệt đô thị ngày càng tồi tệ.
Hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” – urban heat island (UHI) là hiện tượng mà tại cùng thời điểm, nhiệt độ trung bình ở khu vực phát triển đô thị với nhiều công trình nhân tạo cao hơn ở khu vực công viên và nông thôn có môi trường tự nhiên xung quanh.
Hiện tượng tăng nhiệt độ cục bộ này tạo nên một khu vực trung tâm như một “ốc đảo” có nhiệt độ cao hơn các nơi khác nên được gọi là “đảo nhiệt đô thị”.
Hiện tượng này được mô tả như trong biểu đồ nhiệt độ của các khu vực ở đô thị, minh họa sự dao động nhiệt độ trên toàn thành phố: nhiệt độ thấp ở khu vực nhiều cây xanh như công viên, và tăng cao ở các khu vực nhiều công trình nhà ở.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi bất thường của điều kiện thời tiết, khí hậu nhưng trực tiếp và sâu xa là do hoạt động sống của con người, làm gia tăng hàm lượng khí nhà kính dẫn đến gia tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển.
Bên cạnh đó, đường sá và tòa nhà giữ nhiệt tại các đô thị, khiến nơi đây ấm hơn đáng kể so với vùng ngoại ô, những nơi mát hơn nhờ quá trình thoát hơi nước của cây.
Quá trình đô thị hóa tăng nhanh đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính khắc nghiệt của thời tiết. Công trình Xanh chính là một giải pháp để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, góp phần chống biến đổi khí hậu và giảm bớt hiện tượng đảo nhiệt.