Đà điểu châu Phi (Struthio camelus) cao 1,7-2,7 mét, là loài chim chạy sống ở các xavan và vùng bán sa mạc châu Phi. Các cá thể trống của loài chim lớn nhất thế giới này giao phối với một vài con mái. Ảnh: eBird.Đà điểu Somali (Struthio camelus molydophanes) là một phân loài có kích cỡ tương đương của đà điểu châu Phi. Bị phân li khỏi các quần thể đà điều châu Phi khác với thung lũng Giãn tách Lớn, đôi khi chúng được phân loại như một loài riêng. Điểm phân biệt với đà điểu châu Phi là phần da cổ màu xám. Ảnh: eBird.Đà điểu Nam Mỹ lớn (Rhea americana) cao 1,3-1,4 mét, sinh sống ở vùng trung tâm Nam Mỹ. Loài chim này không có mối quan hệ theo cặp. Các con trống cùng chăm sóc một ổ trứng lớn do nhiều con mái đẻ ra. Chúng xòe cánh khi chạy. Ảnh: eBird.Đà điểu Nam Mỹ nhỏ (Pterocnemia pennata) cao 92-100 cm, sống theo đàn nhỏ ở phía Nam dãy Andes và Patagonia. Chúng có cánh khá lớn so với họ hàng là đà điểu Nam Mỹ lớn. Ảnh: eBird.Đà điểu emu (Dromaius novaehollandiae) cao 1,7-2,1 mét, sống ở các đồng cỏ trên khắp lục địa Australia. Các con con của loài chim này có sọc ngụy trang. Ảnh: eBird.Đà điểu mào hai yếm (Casuarius casuarius) cao 1,5-1,8 mét, phân bố rộng khắp New Buinea và Bắc Australia. Chúng thường tìm các loại quả trong rừng mưa. Là loài chim nguy hiểm, chúng có thể khiến con người bị thương nặng bằng cú đá của mình. Ảnh: eBird.Chim kiwi đảo Bắc (Apteryx mantelli) dài 50-65 cm, là loài chim bản địa của đảo Bắc New Zealand. Hoạt động về đêm, chúng đánh hơi con mồi là động vật không xương sống bằng các lỗ mũi ở đầu mỏ. Ảnh: eBird.Chim kiwi đảo Nam (Apteryx australis) dài 65-70 cm, là họ hàng ở đảo Nam của chim kiwi đảo Bắc. Chúng có màu sáng hơn loài kia và chỉ được công nhận là một loài riêng sau khi phân tích ADN. Ảnh: eBird.Chim kiwi đốm lớn (Apteryx haastii) dài 65-70 cm, là loài đặc hữu ở vùng núi phía Tây đảo Nam của New Zealand. Chúng là một trong hai loài chim kiwi có màu lông lốm đốm. Ảnh: eBird.Chim kiwi đốm nhỏ (Apteryx owennii) dài 35-45 cm, chỉ còn sống sót trên các đảo vệ tinh không có động vật săn mồi quanh New Zealand. Ảnh: eBird.Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng| VTV4.
Đà điểu châu Phi (Struthio camelus) cao 1,7-2,7 mét, là loài chim chạy sống ở các xavan và vùng bán sa mạc châu Phi. Các cá thể trống của loài chim lớn nhất thế giới này giao phối với một vài con mái. Ảnh: eBird.
Đà điểu Somali (Struthio camelus molydophanes) là một phân loài có kích cỡ tương đương của đà điểu châu Phi. Bị phân li khỏi các quần thể đà điều châu Phi khác với thung lũng Giãn tách Lớn, đôi khi chúng được phân loại như một loài riêng. Điểm phân biệt với đà điểu châu Phi là phần da cổ màu xám. Ảnh: eBird.
Đà điểu Nam Mỹ lớn (Rhea americana) cao 1,3-1,4 mét, sinh sống ở vùng trung tâm Nam Mỹ. Loài chim này không có mối quan hệ theo cặp. Các con trống cùng chăm sóc một ổ trứng lớn do nhiều con mái đẻ ra. Chúng xòe cánh khi chạy. Ảnh: eBird.
Đà điểu Nam Mỹ nhỏ (Pterocnemia pennata) cao 92-100 cm, sống theo đàn nhỏ ở phía Nam dãy Andes và Patagonia. Chúng có cánh khá lớn so với họ hàng là đà điểu Nam Mỹ lớn. Ảnh: eBird.
Đà điểu emu (Dromaius novaehollandiae) cao 1,7-2,1 mét, sống ở các đồng cỏ trên khắp lục địa Australia. Các con con của loài chim này có sọc ngụy trang. Ảnh: eBird.
Đà điểu mào hai yếm (Casuarius casuarius) cao 1,5-1,8 mét, phân bố rộng khắp New Buinea và Bắc Australia. Chúng thường tìm các loại quả trong rừng mưa. Là loài chim nguy hiểm, chúng có thể khiến con người bị thương nặng bằng cú đá của mình. Ảnh: eBird.
Chim kiwi đảo Bắc (Apteryx mantelli) dài 50-65 cm, là loài chim bản địa của đảo Bắc New Zealand. Hoạt động về đêm, chúng đánh hơi con mồi là động vật không xương sống bằng các lỗ mũi ở đầu mỏ. Ảnh: eBird.
Chim kiwi đảo Nam (Apteryx australis) dài 65-70 cm, là họ hàng ở đảo Nam của chim kiwi đảo Bắc. Chúng có màu sáng hơn loài kia và chỉ được công nhận là một loài riêng sau khi phân tích ADN. Ảnh: eBird.
Chim kiwi đốm lớn (Apteryx haastii) dài 65-70 cm, là loài đặc hữu ở vùng núi phía Tây đảo Nam của New Zealand. Chúng là một trong hai loài chim kiwi có màu lông lốm đốm. Ảnh: eBird.
Chim kiwi đốm nhỏ (Apteryx owennii) dài 35-45 cm, chỉ còn sống sót trên các đảo vệ tinh không có động vật săn mồi quanh New Zealand. Ảnh: eBird.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng| VTV4.