Trước đó, 78 cá thể voọc này được phát hiện sinh sống ở núi Bãi Voi, thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương. Tuy nhiên, đây là khu vực sắp khai thác đá vôi phục vụ cho các nhà máy sản xuất xi măng, nên ngành chức năng tỉnh Kiên Giang đã lên phương án và tổ chức di dời đàn voọc về nơi ở mới.12 năm sau di dời về núi Hòn Chông, thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, đàn voọc sinh trưởng, phát triển khá tốt.Theo quan sát của ngành chức năng và người dân địa phương, đàn voọc khỏe mạnh, xuất hiện thường xuyên tại các vách núi Hòn Chông có tán cây rậm rạp để tìm thức ăn.Thêm một tín hiệu đáng mừng là những năm qua, có nhiều cá thể voọc con được sinh ra. Trên cơ sở này, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang nhận định sau 12 năm di dời về núi Hòn Chông, số lượng đàn voọc có thể tăng thêm nhiều cá thể dù chưa được kiểm đếm chính xác.Voọc con được mẹ chăm sóc cẩn thận và đang trong giai đoạn trưởng thành.Voọc con khá dễ nhận biết vì có màu lông màu xám vàng. Trong khi đó, voọc bạc Đông Dương trưởng thành lại có bộ lông màu xám sẫm.Voọc bạc Đông Dương trưởng thành còn có chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người. Trên đầu có lông mọc dài thành chóp nhọn, mặt màu đen không có vòng tròn trắng xung quanh khóe mắt, tay và chân đen.Loài voọc bạc Đông Dương ở núi Hòn Chông là loài linh trưởng được Sách đỏ Việt Nam xếp vào loại “Sắp nguy cấp - Vulnerable (VU)” vì số lượng cá thể được ghi nhận ngày càng ít ỏi, cần được bảo tồn nghiêm ngặt. Theo số liệu thống kê từ ngành chức năng, số lượng loài này được cho là đã suy giảm hơn 50% trong vòng 36 năm qua (ba thế hệ, mỗi một thế hệ kéo dài 12 năm) dưới tác động của việc săn bắt và mất nơi cư trú.Cận cảnh một cá thể voọc trưởng thành.Việc di dời đàn voọc về núi Hòn Chông được xem là giải pháp hợp lý của tỉnh Kiên Giang, khi đây là vùng núi rộng lớn, thuộc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đã được UNESCO công nhận. Điều này đồng nghĩa với việc môi trường sống của đàn voọc sẽ được bảo tồn, không bị xâm phạm.Thêm vào đó, sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang từng nhận định, núi Hòn Chông hội đủ điều kiện tự nhiên cần thiết cho loài voọc sinh sống, như: bảo đảm nguồn nước, thức ăn, không bị tác động nhiều của con người và đặc biệt là loài voọc bạc Đông Dương đã từng sinh sống ở đây.Theo ngành chức năng tỉnh Kiên Giang, đàn voọc sẽ tiếp tục được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để sinh trưởng.Khu vực núi Hòn Chông, nơi sinh sống của hàng chục cá thể voọc bạc Đông Dương quý hiếm.Vị trí khu vực núi Hòn Chông, nằm liền kề Khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ Tử (chấm đỏ). Ảnh: Google Maps.
Trước đó, 78 cá thể voọc này được phát hiện sinh sống ở núi Bãi Voi, thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương. Tuy nhiên, đây là khu vực sắp khai thác đá vôi phục vụ cho các nhà máy sản xuất xi măng, nên ngành chức năng tỉnh Kiên Giang đã lên phương án và tổ chức di dời đàn voọc về nơi ở mới.
12 năm sau di dời về núi Hòn Chông, thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, đàn voọc sinh trưởng, phát triển khá tốt.
Theo quan sát của ngành chức năng và người dân địa phương, đàn voọc khỏe mạnh, xuất hiện thường xuyên tại các vách núi Hòn Chông có tán cây rậm rạp để tìm thức ăn.
Thêm một tín hiệu đáng mừng là những năm qua, có nhiều cá thể voọc con được sinh ra. Trên cơ sở này, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang nhận định sau 12 năm di dời về núi Hòn Chông, số lượng đàn voọc có thể tăng thêm nhiều cá thể dù chưa được kiểm đếm chính xác.
Voọc con được mẹ chăm sóc cẩn thận và đang trong giai đoạn trưởng thành.
Voọc con khá dễ nhận biết vì có màu lông màu xám vàng. Trong khi đó, voọc bạc Đông Dương trưởng thành lại có bộ lông màu xám sẫm.
Voọc bạc Đông Dương trưởng thành còn có chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người. Trên đầu có lông mọc dài thành chóp nhọn, mặt màu đen không có vòng tròn trắng xung quanh khóe mắt, tay và chân đen.
Loài voọc bạc Đông Dương ở núi Hòn Chông là loài linh trưởng được Sách đỏ Việt Nam xếp vào loại “Sắp nguy cấp - Vulnerable (VU)” vì số lượng cá thể được ghi nhận ngày càng ít ỏi, cần được bảo tồn nghiêm ngặt. Theo số liệu thống kê từ ngành chức năng, số lượng loài này được cho là đã suy giảm hơn 50% trong vòng 36 năm qua (ba thế hệ, mỗi một thế hệ kéo dài 12 năm) dưới tác động của việc săn bắt và mất nơi cư trú.
Cận cảnh một cá thể voọc trưởng thành.
Việc di dời đàn voọc về núi Hòn Chông được xem là giải pháp hợp lý của tỉnh Kiên Giang, khi đây là vùng núi rộng lớn, thuộc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đã được UNESCO công nhận. Điều này đồng nghĩa với việc môi trường sống của đàn voọc sẽ được bảo tồn, không bị xâm phạm.
Thêm vào đó, sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang từng nhận định, núi Hòn Chông hội đủ điều kiện tự nhiên cần thiết cho loài voọc sinh sống, như: bảo đảm nguồn nước, thức ăn, không bị tác động nhiều của con người và đặc biệt là loài voọc bạc Đông Dương đã từng sinh sống ở đây.
Theo ngành chức năng tỉnh Kiên Giang, đàn voọc sẽ tiếp tục được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để sinh trưởng.
Khu vực núi Hòn Chông, nơi sinh sống của hàng chục cá thể voọc bạc Đông Dương quý hiếm.
Vị trí khu vực núi Hòn Chông, nằm liền kề Khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ Tử (chấm đỏ). Ảnh: Google Maps.