Ngày 7/8, Anh Đinh S., 27 tuổi, ở huyện Đăk Pơ được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu khi mệt mỏi, vã mồ hôi, tay chân yếu, nước tiểu đỏ thẫm. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc sâu ban miêu nặng dẫn đến suy thận, gan. Ảnh: Wiki.Bệnh nhân được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, tuy nhiên đã tử vong. Trước đó, bệnh nhân đã ăn 10 sâu ban miêu. Ảnh: Wiki.Sâu ban miêu có tên khoa học Cantharis vesicatoria, còn gọi là manh trùng, ban manh, ban mao sâu đậu. Sâu ban miêu dài khoảng 15-20 mm, ngang 4-6 mm. Phía trên hai cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ nhạt; hoặc thân màu vàng với các điểm hay các dải ngang màu đen.Loài này ăn các hoa và quả đang phát triển của nhiều loại cây nông nghiệp. Chúng hoạt động mạnh vào các tháng 7, 8, 9, 10 với mùa ra hoa của nhiều loài thực vật.Đầu của ban miêu hình tim, có một rãnh nhỏ dọc ở giữa đầu, có 11 đốt và râu đen hình sợi. Ở Việt Nam, sâu ban miêu thường sống hoang ở nhiều vùng gồm cả đồi núi và đồng bằng.Theo các nhà khoa học, sâu ban miêu có chứa chất độc là cantharidin. Đây là một chất béo không mùi, không màu thuộc lớp terpenoid. Ở dạng tự nhiên, cantharidin tiết ra khi bọ cánh cứng đực trao cho con cái như một món quà giao cấu trong quá trình giao phối. Sau đó, bọ cánh cứng cái dùng nó bọc trứng để bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi.Các chế phẩm chứa cantharidin được sử dụng trong lịch sử là thuốc kích dục. Chính vì vậy, sâu ban miêu được đồn thổi là loài có thể tăng cường sinh lý cho đàn ông. Thế nhưng, nó là chất gây độc.Độc tố của sâu ban miêu là cantharidin gây hủy hoại protein. Khi vào cơ thể, qua đường tiêu hóa sẽ gây tình trạng ngộ độc nặng nhất, gây tổn thương dạ dày ruột, đau bụng nôn mửa, chảy máu đường tiêu hóa, hoại tử ruột, tổn thương tất cả cơ quan cơ thể, thận, gan, máu.Còn nếu tiếp xúc đường da (dùng tay bắt trực tiếp số lượng lớn), đường hô hấp (mở bao đựng sâu ra hít phải) cũng gây tình trạng dị ứng trầm trọng, nhất là những người da mỏng, có vị trí vết thương, tiếp xúc nhiều với sâu ban miêu; hơi độc khiến mắt cay, bỏng rát.Biểu hiện ngộ độc cantharidin ban đầu hình thành bọng nước ngoài da khi tiếp xúc, tiếp đến tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tổn thương đa cơ quan, thậm chí tử vong.Thực tế, đã có nhiều nạn nhân nguy kịch, tử vong do nghe lời đồn, ăn sâu ban miêu để tăng cường sinh lý. Để phòng tránh, các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn loài côn trùng này.Khi nghi ngờ bị ngộ độc sâu ban miêu, hãy nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.Mời quý độc giả xem video: Thanh niên ở Gia Lai tử vong vì ăn 10 con sâu ban miêu
Ngày 7/8, Anh Đinh S., 27 tuổi, ở huyện Đăk Pơ được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu khi mệt mỏi, vã mồ hôi, tay chân yếu, nước tiểu đỏ thẫm. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc sâu ban miêu nặng dẫn đến suy thận, gan. Ảnh: Wiki.
Bệnh nhân được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, tuy nhiên đã tử vong. Trước đó, bệnh nhân đã ăn 10 sâu ban miêu. Ảnh: Wiki.
Sâu ban miêu có tên khoa học Cantharis vesicatoria, còn gọi là manh trùng, ban manh, ban mao sâu đậu. Sâu ban miêu dài khoảng 15-20 mm, ngang 4-6 mm. Phía trên hai cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ nhạt; hoặc thân màu vàng với các điểm hay các dải ngang màu đen.
Loài này ăn các hoa và quả đang phát triển của nhiều loại cây nông nghiệp. Chúng hoạt động mạnh vào các tháng 7, 8, 9, 10 với mùa ra hoa của nhiều loài thực vật.
Đầu của ban miêu hình tim, có một rãnh nhỏ dọc ở giữa đầu, có 11 đốt và râu đen hình sợi. Ở Việt Nam, sâu ban miêu thường sống hoang ở nhiều vùng gồm cả đồi núi và đồng bằng.
Theo các nhà khoa học, sâu ban miêu có chứa chất độc là cantharidin. Đây là một chất béo không mùi, không màu thuộc lớp terpenoid. Ở dạng tự nhiên, cantharidin tiết ra khi bọ cánh cứng đực trao cho con cái như một món quà giao cấu trong quá trình giao phối. Sau đó, bọ cánh cứng cái dùng nó bọc trứng để bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi.
Các chế phẩm chứa cantharidin được sử dụng trong lịch sử là thuốc kích dục. Chính vì vậy, sâu ban miêu được đồn thổi là loài có thể tăng cường sinh lý cho đàn ông. Thế nhưng, nó là chất gây độc.
Độc tố của sâu ban miêu là cantharidin gây hủy hoại protein. Khi vào cơ thể, qua đường tiêu hóa sẽ gây tình trạng ngộ độc nặng nhất, gây tổn thương dạ dày ruột, đau bụng nôn mửa, chảy máu đường tiêu hóa, hoại tử ruột, tổn thương tất cả cơ quan cơ thể, thận, gan, máu.
Còn nếu tiếp xúc đường da (dùng tay bắt trực tiếp số lượng lớn), đường hô hấp (mở bao đựng sâu ra hít phải) cũng gây tình trạng dị ứng trầm trọng, nhất là những người da mỏng, có vị trí vết thương, tiếp xúc nhiều với sâu ban miêu; hơi độc khiến mắt cay, bỏng rát.
Biểu hiện ngộ độc cantharidin ban đầu hình thành bọng nước ngoài da khi tiếp xúc, tiếp đến tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tổn thương đa cơ quan, thậm chí tử vong.
Thực tế, đã có nhiều nạn nhân nguy kịch, tử vong do nghe lời đồn, ăn sâu ban miêu để tăng cường sinh lý. Để phòng tránh, các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn loài côn trùng này.
Khi nghi ngờ bị ngộ độc sâu ban miêu, hãy nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Mời quý độc giả xem video: Thanh niên ở Gia Lai tử vong vì ăn 10 con sâu ban miêu