Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc (LHQ) được công bố ngày 9/8, biến đổi khí hậu đang diễn ra phổ biến, nhanh chóng và ngày càng gia tăng, theo xu hướng hiện không thể đảo ngược, ít nhất là trong khung thời gian hiện tại. Ảnh: Đám cháy rừng ở Yakutia, Nga.Báo cáo do 234 nhà khoa học đến từ 66 quốc gia thực hiện chỉ ra rằng ảnh hưởng của con người đã làm khí hậu nóng lên với tốc độ chưa từng có trong ít nhất 2.000 năm. Ảnh: Cháy rừng ở Brazil.Vào năm 2019, nồng độ CO2 trong khí quyển ở mức cao nhất trong vòng ít nhất 2 triệu năm qua, trong khi nồng độ khí mêtan và nitơ oxit cao nhất trong khoảng thời gian 800.000 năm qua. Ảnh: Băng trôi ở Greenland.Theo các nhà khoa học, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm từ lở đất ở Ấn Độ, nắng nóng khắc nghiệt và hỏa hoạn ở Bắc Mỹ, lũ lụt ở châu Âu và Trung Quốc... trong những tháng gần đây chỉ là màn dạo đầu về những gì sẽ xảy ra nếu Trái đất tiếp tục nóng dần lên. Ảnh: Hậu quả của trận lũ lụt ở California.Những sự kiện này cũng cho thấy các nước chưa chuẩn bị kịp với tốc độ tác động của biến đổi khí hậu. Ảnh: Sông Parana gần như cạn khô trong đợt hạn hán ở Argentina.Bên cạnh đó, nhiệt độ trên bề mặt trái đất đã tăng nhanh hơn kể từ năm 1970 so với bất kỳ khoảng thời gian 50 năm nào khác trong ít nhất 2.000 năm qua. Ví dụ, nhiệt độ của thập kỷ gần đây nhất (2011 - 2020) vượt quá nhiệt độ của thời kỳ ấm áp gần đây nhất, khoảng 6.500 năm trước. Đồng thời, mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng nhanh hơn kể từ năm 1900 so với bất kỳ thế kỷ nào trước đó, trong ít nhất 3.000 năm. Ảnh: Ngập lụt sau cơn bão Florence ở Bắc Carolina, Mỹ.Báo cáo của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên khoảng 1,1 độ C trong khoảng thời gian từ năm 1850 - 1900. Nghiên cứu cho thấy rằng, trung bình trong 20 năm tới, nhiệt độ toàn cầu sẽ đạt hoặc tăng thêm 1,5 độ C. Ảnh: Nhiệt độ cao khủng khiếp ở Thung lũng Chết (Death Valley), California.Ngôi nhà bị thiêu trụi trong đám cháy rừng ở California.Lòng hồ chứa Boqueirao ở Brazil nứt nẻ vì cạn nước.Màn khói mù mịt từ đám cháy rừng ở Hy Lạp.
HKhí hậu ấm lên khiến băng tan ở Greenland.
Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc (LHQ) được công bố ngày 9/8, biến đổi khí hậu đang diễn ra phổ biến, nhanh chóng và ngày càng gia tăng, theo xu hướng hiện không thể đảo ngược, ít nhất là trong khung thời gian hiện tại. Ảnh: Đám cháy rừng ở Yakutia, Nga.
Báo cáo do 234 nhà khoa học đến từ 66 quốc gia thực hiện chỉ ra rằng ảnh hưởng của con người đã làm khí hậu nóng lên với tốc độ chưa từng có trong ít nhất 2.000 năm. Ảnh: Cháy rừng ở Brazil.
Vào năm 2019, nồng độ CO2 trong khí quyển ở mức cao nhất trong vòng ít nhất 2 triệu năm qua, trong khi nồng độ khí mêtan và nitơ oxit cao nhất trong khoảng thời gian 800.000 năm qua. Ảnh: Băng trôi ở Greenland.
Theo các nhà khoa học, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm từ lở đất ở Ấn Độ, nắng nóng khắc nghiệt và hỏa hoạn ở Bắc Mỹ, lũ lụt ở châu Âu và Trung Quốc... trong những tháng gần đây chỉ là màn dạo đầu về những gì sẽ xảy ra nếu Trái đất tiếp tục nóng dần lên. Ảnh: Hậu quả của trận lũ lụt ở California.
Những sự kiện này cũng cho thấy các nước chưa chuẩn bị kịp với tốc độ tác động của biến đổi khí hậu. Ảnh: Sông Parana gần như cạn khô trong đợt hạn hán ở Argentina.
Bên cạnh đó, nhiệt độ trên bề mặt trái đất đã tăng nhanh hơn kể từ năm 1970 so với bất kỳ khoảng thời gian 50 năm nào khác trong ít nhất 2.000 năm qua. Ví dụ, nhiệt độ của thập kỷ gần đây nhất (2011 - 2020) vượt quá nhiệt độ của thời kỳ ấm áp gần đây nhất, khoảng 6.500 năm trước. Đồng thời, mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng nhanh hơn kể từ năm 1900 so với bất kỳ thế kỷ nào trước đó, trong ít nhất 3.000 năm. Ảnh: Ngập lụt sau cơn bão Florence ở Bắc Carolina, Mỹ.
Báo cáo của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên khoảng 1,1 độ C trong khoảng thời gian từ năm 1850 - 1900. Nghiên cứu cho thấy rằng, trung bình trong 20 năm tới, nhiệt độ toàn cầu sẽ đạt hoặc tăng thêm 1,5 độ C. Ảnh: Nhiệt độ cao khủng khiếp ở Thung lũng Chết (Death Valley), California.
Ngôi nhà bị thiêu trụi trong đám cháy rừng ở California.
Lòng hồ chứa Boqueirao ở Brazil nứt nẻ vì cạn nước.
Màn khói mù mịt từ đám cháy rừng ở Hy Lạp.
H
Khí hậu ấm lên khiến băng tan ở Greenland.