Cô Võ Thị Phương Chinh, giáo viên trường mầm non Trần Phú, đã liên hệ với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm để bàn giao cá thể rùa vàng này. Sau đó, lực lượng chức năng đã chuyển cá thể rùa đến Vườn Quốc gia Vũ Quang để chăm sóc và chuẩn bị thả về tự nhiên nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)Rùa vàng hay rùa núi vàng có tên khoa học là Indotestudo elongata, thuộc nhóm động vật quý hiếm cần bảo vệ, và nằm trong danh sách loài bị đe dọa của IUCN và Sách đỏ Việt Nam. Chúng có cơ thể cỡ trung bình, chiều dài mai khoảng 275mm.(Ảnh: India Biodiversity Portal)Trên đầu có nhiều tấm sừng. Mai gồ cao, đôi khi hơi thắt ở giữa. Phía trước yếm phẳng, phía sau yếm lõm sâu.(Ảnh: Thai National Parks)Con đực có đuôi dài, cứng, yếm lõm sâu; con cái có đuôi ngắn, mặt dưới yếm con cái phẳng và lõm ở con đực.(Ảnh:iNaturalist UK)Chân hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai màu vàng, giữa mỗi tấm vảy có đốm đen.(Ảnh:BioLib)Rùa núi vàng sống trong rừng nơi có những bụi cây thấp, ở độ cao tương đối thấp, không sống dưới nước như các loài rùa đầm và rùa nước ngọt khác.(Ảnh:India Biodiversity Portal)Ở miền Nam Việt Nam, về mùa khô, rùa núi vàng có cá tính ngủ khô, chúng nằm lì trong bụi và không ăn. Sang mùa mưa mới ra hoạt động kiếm ăn.(Ảnh:India Biodiversity Portal)Thức ăn chủ yếu của rùa núi vàng là thực vật: hoa quả, rau xanh, có thể ăn cả nấm, giun đất và ốc sên.(Ảnh:BioLib.cz)Rùa núi vàng đẻ trứng vào tháng 10 hoặc 11 hàng năm, đẻ từ 4 - 5 trứng, có kích thước 50/40mm và có tập tính vùi trứng trong đất.(Ảnh:Ecology Asia)Mặc dù có vùng phân bố rộng, quần thể rùa núi vàng ngoài tự nhiên đã bị suy giảm ở mức đáng báo động, với nguyên nhân đến từ việc săn bắt quá mức và mất môi trường sống.(Ảnh:Bebesaurus)Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.
Cô Võ Thị Phương Chinh, giáo viên trường mầm non Trần Phú, đã liên hệ với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm để bàn giao cá thể rùa vàng này. Sau đó, lực lượng chức năng đã chuyển cá thể rùa đến Vườn Quốc gia Vũ Quang để chăm sóc và chuẩn bị thả về tự nhiên nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Rùa vàng hay rùa núi vàng có tên khoa học là Indotestudo elongata, thuộc nhóm động vật quý hiếm cần bảo vệ, và nằm trong danh sách loài bị đe dọa của IUCN và Sách đỏ Việt Nam. Chúng có cơ thể cỡ trung bình, chiều dài mai khoảng 275mm.(Ảnh: India Biodiversity Portal)
Trên đầu có nhiều tấm sừng. Mai gồ cao, đôi khi hơi thắt ở giữa. Phía trước yếm phẳng, phía sau yếm lõm sâu.(Ảnh: Thai National Parks)
Con đực có đuôi dài, cứng, yếm lõm sâu; con cái có đuôi ngắn, mặt dưới yếm con cái phẳng và lõm ở con đực.(Ảnh:iNaturalist UK)
Chân hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai màu vàng, giữa mỗi tấm vảy có đốm đen.(Ảnh:BioLib)
Rùa núi vàng sống trong rừng nơi có những bụi cây thấp, ở độ cao tương đối thấp, không sống dưới nước như các loài rùa đầm và rùa nước ngọt khác.(Ảnh:India Biodiversity Portal)
Ở miền Nam Việt Nam, về mùa khô, rùa núi vàng có cá tính ngủ khô, chúng nằm lì trong bụi và không ăn. Sang mùa mưa mới ra hoạt động kiếm ăn.(Ảnh:India Biodiversity Portal)
Thức ăn chủ yếu của rùa núi vàng là thực vật: hoa quả, rau xanh, có thể ăn cả nấm, giun đất và ốc sên.(Ảnh:BioLib.cz)
Rùa núi vàng đẻ trứng vào tháng 10 hoặc 11 hàng năm, đẻ từ 4 - 5 trứng, có kích thước 50/40mm và có tập tính vùi trứng trong đất.(Ảnh:Ecology Asia)
Mặc dù có vùng phân bố rộng, quần thể rùa núi vàng ngoài tự nhiên đã bị suy giảm ở mức đáng báo động, với nguyên nhân đến từ việc săn bắt quá mức và mất môi trường sống.(Ảnh:Bebesaurus)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.