Cộng hòa Nauru là một đảo quốc tại Micronesia thuộc Nam Thái Bình Dương. Với khoảng gần 12.000 cư dân sống trên một diện tích 21 km vuông, Nauru là quốc gia nhỏ nhất tại Nam Thái Bình Dương, nhỏ thứ ba trên thế giới về diện tích.Tuy nhiên, đảo quốc này đã từng giàu có tới mức đủ để cạnh tranh với Ả Rập Saudi nhờ những mỏ phốt phát dồi dào được tạo thành từ phân chim. Phân chim tích tụ từ nhiều thế kỷ trước trên hòn đảo này. Phốt phát là thành phần quan trọng trong sản xuất phân bón.Trữ lượng phốt phát khổng lồ trên đảo Nauru là kết quả của việc chim thải phân (guano) trong vài nghìn năm. Do phốt phát nằm gần mặt đất nên con người có thể tách chúng một cách dễ dàng.Nền kinh tế của Nauru phát triển đạt đỉnh vào năm 1975 nhờ doanh thu từ khai thác phốt phát, khi đó GDP bình quân đầu người của hòn đảo này ước tính khoảng 50.000 USD, đứng thứ 2 thế giới.Nền kinh tế Nauru bùng nổ, người dân sống sướng hơn mà không phải đánh cá hay trồng trọt, hái lượm. Lối sống của Phương Tây cũng lan rộng tại đây khiến người bản địa ngày càng lười biếng và thích đồ ăn nhanh.Với lượng tiền khổng lồ từ khai khoáng, Nauru cho xây sân bay, thậm chí còn mua 7 chiếc máy bay để phục vụ giao thông, du lịch. “Chẳng có mấy ai quan tâm đến việc đầu tư có sinh lời hay không. Tiền USD thậm chí còn được dùng làm giấy vệ sinh. Cuộc sống khi đó cứ như là bữa tiệc mọi ngày vậy”, một cựu tổng thống giấu tên của Nauru nhớ lại.Khi nguồn tài nguyên cạn kiệt và các nhà đầu tư rút vốn, Nauru bị bỏ lại với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề và không có nguồn thu nhập chính nào nữa. Mảng đánh bắt cá và nông nghiệp đã bị bỏ hoang và ô nhiễm, trong khi người dân lại quá quen với cuộc sống hưởng thụ.Để lấy phốt phát, công nhân phải bóc toàn bộ đất bề mặt và tách phốt phát ra khỏi những cột san hô cổ. Vì thế, sau khi phốt phát biến mất, người ta chỉ còn thấy những vỉa san hô cao và các khoảng đất lõm giữa chúng - kiểu địa hình mà con người không thể sống hay trồng cây.Trị giá của quỹ đầu tư quản lý tài nguyên của đảo cũng giảm. Quỹ cũng thực hiện nhiều khoản đầu tư sai lầm vào hãng hàng không Air Nauru và các khách sạn ở nước ngoài. Những khoản đầu tư ấy chẳng bao giờ sinh lời và thậm chí còn kìm hãm nền kinh tế trong nước.Tại Nauru, du khách sẽ chẳng có gì để thăm quan bởi hòn đảo này chỉ có 30 km đường, không có bảo tàng, di sản văn hóa, khách sạn hay thậm chí là sông ngòi, đồi núi để thám hiểm. Hàng năm chỉ có khoảng 200 du khách đến Nauru và chủ yếu là các nhà hoạt động xã hội hay những chuyên gia nghiên cứu khoa học.Từ một nước giàu có, dùng tiền đô la làm giấy vệ sinh, Nauru rơi xuống thành quốc đảo nghèo khổ với GDP chỉ vào khoảng 102 triệu USD, thấp thứ 2 thế giới sau Tuvalu. Khoảng 90% người dân Nauru thất nghiệp còn tệ nạn tham nhũng, rửa tiền thì tràn lan.Người dân Nauru thay vì tìm đường phát triển kinh tế, họ phó mặc số phận cho viện trợ quốc tế cũng như tìm kiếm nguồn thực phẩm nhập khẩu rẻ tiền, vốn chứa rất nhiều chất béo và đường như dinh dưỡng thấp, từ Australia hay New Zealand.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới
Cộng hòa Nauru là một đảo quốc tại Micronesia thuộc Nam Thái Bình Dương. Với khoảng gần 12.000 cư dân sống trên một diện tích 21 km vuông, Nauru là quốc gia nhỏ nhất tại Nam Thái Bình Dương, nhỏ thứ ba trên thế giới về diện tích.
Tuy nhiên, đảo quốc này đã từng giàu có tới mức đủ để cạnh tranh với Ả Rập Saudi nhờ những mỏ phốt phát dồi dào được tạo thành từ phân chim. Phân chim tích tụ từ nhiều thế kỷ trước trên hòn đảo này. Phốt phát là thành phần quan trọng trong sản xuất phân bón.
Trữ lượng phốt phát khổng lồ trên đảo Nauru là kết quả của việc chim thải phân (guano) trong vài nghìn năm. Do phốt phát nằm gần mặt đất nên con người có thể tách chúng một cách dễ dàng.
Nền kinh tế của Nauru phát triển đạt đỉnh vào năm 1975 nhờ doanh thu từ khai thác phốt phát, khi đó GDP bình quân đầu người của hòn đảo này ước tính khoảng 50.000 USD, đứng thứ 2 thế giới.
Nền kinh tế Nauru bùng nổ, người dân sống sướng hơn mà không phải đánh cá hay trồng trọt, hái lượm. Lối sống của Phương Tây cũng lan rộng tại đây khiến người bản địa ngày càng lười biếng và thích đồ ăn nhanh.
Với lượng tiền khổng lồ từ khai khoáng, Nauru cho xây sân bay, thậm chí còn mua 7 chiếc máy bay để phục vụ giao thông, du lịch. “Chẳng có mấy ai quan tâm đến việc đầu tư có sinh lời hay không. Tiền USD thậm chí còn được dùng làm giấy vệ sinh. Cuộc sống khi đó cứ như là bữa tiệc mọi ngày vậy”, một cựu tổng thống giấu tên của Nauru nhớ lại.
Khi nguồn tài nguyên cạn kiệt và các nhà đầu tư rút vốn, Nauru bị bỏ lại với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề và không có nguồn thu nhập chính nào nữa. Mảng đánh bắt cá và nông nghiệp đã bị bỏ hoang và ô nhiễm, trong khi người dân lại quá quen với cuộc sống hưởng thụ.
Để lấy phốt phát, công nhân phải bóc toàn bộ đất bề mặt và tách phốt phát ra khỏi những cột san hô cổ. Vì thế, sau khi phốt phát biến mất, người ta chỉ còn thấy những vỉa san hô cao và các khoảng đất lõm giữa chúng - kiểu địa hình mà con người không thể sống hay trồng cây.
Trị giá của quỹ đầu tư quản lý tài nguyên của đảo cũng giảm. Quỹ cũng thực hiện nhiều khoản đầu tư sai lầm vào hãng hàng không Air Nauru và các khách sạn ở nước ngoài. Những khoản đầu tư ấy chẳng bao giờ sinh lời và thậm chí còn kìm hãm nền kinh tế trong nước.
Tại Nauru, du khách sẽ chẳng có gì để thăm quan bởi hòn đảo này chỉ có 30 km đường, không có bảo tàng, di sản văn hóa, khách sạn hay thậm chí là sông ngòi, đồi núi để thám hiểm. Hàng năm chỉ có khoảng 200 du khách đến Nauru và chủ yếu là các nhà hoạt động xã hội hay những chuyên gia nghiên cứu khoa học.
Từ một nước giàu có, dùng tiền đô la làm giấy vệ sinh, Nauru rơi xuống thành quốc đảo nghèo khổ với GDP chỉ vào khoảng 102 triệu USD, thấp thứ 2 thế giới sau Tuvalu. Khoảng 90% người dân Nauru thất nghiệp còn tệ nạn tham nhũng, rửa tiền thì tràn lan.