" Quái vật sơ sinh" - một dạng hố đen này được hình thành do sự sụp đổ của một ngôi sao khổng lồ."Quái vật sơ sinh" sẽ cất tiếng khóc chào đời bằng vụ nổ tia gamma mang tên GRB 221009A. Vụ nổ này tạo ra những tia phản lực cực mạnh xuyên thủng hệ Mặt trời, làm chói lòa hầu hết các đài thiên văn của người Trái Đất.Sự kiện này ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng vật lý thiên văn quốc tế. Họ ước tính một sự kiện dữ dội và rực rỡ như vậy chỉ có thể xảy ra một lần trong thiên niên kỷ, khiến nó trở thành cơ hội hiếm có để nghiên cứu nguồn gốc và sự phát triển của các vụ nổ tia gamma (GRB).GRB được cho là loại vụ nổ mạnh mẽ nhất trong vũ trụ sau sự kiện Big Bang. Chúng có nguồn gốc từ các vụ nổ sao cực lớn hoặc siêu tân tinh, khi một ngôi sao khổng lồ hết nhiên liệu và sụp đổ thành sao neutron hoặc hố đen.Các vụ nổ tia gamma có thể kéo dài từ vài mili giây cho đến vài giờ, tạo ra năng lượng khổng lồ, bằng với những gì Mặt Trời của chúng ta có thể tạo ra trong suốt vòng đời hoạt động.Với những GRB có thời gian diễn ra dài hơn, nhiều khả năng chúng được tạo ra bởi sự va chạm và phát nổ giữa các ngôi sao có khối lượng lớn gấp hàng chục lần Mặt Trời.Trong khi đó, các vụ nổ ngắn hơn có thể được tạo ra bởi sự hợp nhất của hai thiên thể với kích cỡ nhỏ hơn, chẳng hạn như lỗ đen hay sao neutron.Điều khiến GRB 221009A thực sự khác thường là sự phát triển của ánh hào quang không tương ứng với lý thuyết tiêu chuẩn.Các vụ nổ tia gamma thường đi kèm với sự phát sáng của các electron chuyển động ở tốc độ gần bằng ánh sáng, được gọi là phát xạ synchrotron.Đây là kết quả của những cú sốc được hình thành khi vụ nổ ban đầu đi vào môi trường giữa các vì sao. Ánh hào quang của GRB 221009A cho thấy phần lớn năng lượng lóe lên đến từ các tia phản lực.Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trong vòng một phút, vụ nổ GRB 221009A đã tạo ra năng lượng tương đương với 10.000 Mặt Trời giải phóng trong suốt vòng đời hàng tỷ năm của nó bằng cách sử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân.>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022.
" Quái vật sơ sinh" - một dạng hố đen này được hình thành do sự sụp đổ của một ngôi sao khổng lồ.
"Quái vật sơ sinh" sẽ cất tiếng khóc chào đời bằng vụ nổ tia gamma mang tên GRB 221009A. Vụ nổ này tạo ra những tia phản lực cực mạnh xuyên thủng hệ Mặt trời, làm chói lòa hầu hết các đài thiên văn của người Trái Đất.
Sự kiện này ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng vật lý thiên văn quốc tế. Họ ước tính một sự kiện dữ dội và rực rỡ như vậy chỉ có thể xảy ra một lần trong thiên niên kỷ, khiến nó trở thành cơ hội hiếm có để nghiên cứu nguồn gốc và sự phát triển của các vụ nổ tia gamma (GRB).
GRB được cho là loại vụ nổ mạnh mẽ nhất trong vũ trụ sau sự kiện Big Bang. Chúng có nguồn gốc từ các vụ nổ sao cực lớn hoặc siêu tân tinh, khi một ngôi sao khổng lồ hết nhiên liệu và sụp đổ thành sao neutron hoặc hố đen.
Các vụ nổ tia gamma có thể kéo dài từ vài mili giây cho đến vài giờ, tạo ra năng lượng khổng lồ, bằng với những gì Mặt Trời của chúng ta có thể tạo ra trong suốt vòng đời hoạt động.
Với những GRB có thời gian diễn ra dài hơn, nhiều khả năng chúng được tạo ra bởi sự va chạm và phát nổ giữa các ngôi sao có khối lượng lớn gấp hàng chục lần Mặt Trời.
Trong khi đó, các vụ nổ ngắn hơn có thể được tạo ra bởi sự hợp nhất của hai thiên thể với kích cỡ nhỏ hơn, chẳng hạn như lỗ đen hay sao neutron.
Điều khiến GRB 221009A thực sự khác thường là sự phát triển của ánh hào quang không tương ứng với lý thuyết tiêu chuẩn.
Các vụ nổ tia gamma thường đi kèm với sự phát sáng của các electron chuyển động ở tốc độ gần bằng ánh sáng, được gọi là phát xạ synchrotron.
Đây là kết quả của những cú sốc được hình thành khi vụ nổ ban đầu đi vào môi trường giữa các vì sao. Ánh hào quang của GRB 221009A cho thấy phần lớn năng lượng lóe lên đến từ các tia phản lực.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trong vòng một phút, vụ nổ GRB 221009A đã tạo ra năng lượng tương đương với 10.000 Mặt Trời giải phóng trong suốt vòng đời hàng tỷ năm của nó bằng cách sử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân.