Cá phổi có tên khoa học là Salamanderfish, là một loại cá nước ngọt nổi tiếng nhờ khả năng sống trên cạn trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.Cá phổi nổi tiếng với đặc trưng nguyên thủy còn giữ lại được trong Liên lớp Cá xương (Osteichthyes), bao gồm khả năng hít thở không khí và các cấu trúc nguyên thủy trong lớp Cá vây thùy (Sarcopterygii).Loại cá này xuất hiện từ thời cổ đại, ước tính những con cá đầu tiên xuất hiện trên trái đất từ khoảng 419,2 triệu - 393,3 triệu năm trước, và sau 4 lần tuyệt chủng vẫn sống sót kiên cường.Những con cá phổi trưởng thành sẽ có thể nặng 10kg và dài 1,25m. Trong đó, cá phổi Victoria là loài cá phổi châu Phi lớn nhất hiện nay, có thể dài tới 2m.Sở dĩ được gọi là cá phổi bởi loài cá này có phổi rất phát triển, khác xa với những loài cá khác, giúp chúng sống trong môi trường nước có hàm lượng oxy cực thấp mà không loài cá nào có thể chịu đựng được.Nhiệt độ châu Phi chủ yếu quanh năm vô cùng cao, không có 4 mùa, chủ yếu khô hạn. Điều này khiến tất cả sông hồ nơi đây đều trở nên khô cạn. Để có thể tồn tại, cá phổi đã phát triển chế độ "ngủ hè" cùng hệ thống hô hấp vô cùng độc đáo.Loài cá phổi có hệ thống hô hấp rất phát triển có thể lấy oxy từ không khí giống như động vật trên cạn khác. Chúng sống dưới nước lúc còn nhỏ và phải ngoi lên mặt nước hít thở không khí thường xuyên.Đến khi đã trưởng thành, chúng có thể sống trên cạn cả năm trời, thậm chí có thể chết đuối nếu chúng bị giữ trong nước quá lâu. Cá phổi thường sống ở vùng nước nông, như đầm lầy và đầm lầy, nhưng đôi lúc cũng được tìm thấy trong các hồ nước lớn.Khi có nước, cá phổi bơi bình thường, chúng ăn cá và động vật giáp xác nhỏ. Khi mùa khô đến, những nơi này cạn nước, cá phổi sẽ chui sâu xuống bùn bằng cách ăn bùn bằng miệng rồi thải qua mang.Khi đạt đến độ sâu vừa đủ, chúng tiết chất nhầy qua miệng để làm cứng bùn, tạo thành một cái kén bao quanh. Miệng cá là bộ phận duy nhất lộ ra ngoài để lấy không khí.Khi đang trong quá trình ngủ, cá phổi hạn chế quá trình trao đổi chất. Khi có nước về, chúng chui ra khỏi hang và bắt đầu quá trình tìm kiếm thức ăn.Loài này thường được tìm thấy ở Châu phi, Nam Mỹ và Úc. Người Châu Phi thường bắt chúng bằng cách đào các lỗ của chúng trên các đầm khô. Tuy nhiên, thịt cá phổi có mùi rất nặng và không phải ai cũng thích mùi vị này.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Cá phổi có tên khoa học là Salamanderfish, là một loại cá nước ngọt nổi tiếng nhờ khả năng sống trên cạn trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.
Cá phổi nổi tiếng với đặc trưng nguyên thủy còn giữ lại được trong Liên lớp Cá xương (Osteichthyes), bao gồm khả năng hít thở không khí và các cấu trúc nguyên thủy trong lớp Cá vây thùy (Sarcopterygii).
Loại cá này xuất hiện từ thời cổ đại, ước tính những con cá đầu tiên xuất hiện trên trái đất từ khoảng 419,2 triệu - 393,3 triệu năm trước, và sau 4 lần tuyệt chủng vẫn sống sót kiên cường.
Những con cá phổi trưởng thành sẽ có thể nặng 10kg và dài 1,25m. Trong đó, cá phổi Victoria là loài cá phổi châu Phi lớn nhất hiện nay, có thể dài tới 2m.
Sở dĩ được gọi là cá phổi bởi loài cá này có phổi rất phát triển, khác xa với những loài cá khác, giúp chúng sống trong môi trường nước có hàm lượng oxy cực thấp mà không loài cá nào có thể chịu đựng được.
Nhiệt độ châu Phi chủ yếu quanh năm vô cùng cao, không có 4 mùa, chủ yếu khô hạn. Điều này khiến tất cả sông hồ nơi đây đều trở nên khô cạn. Để có thể tồn tại, cá phổi đã phát triển chế độ "ngủ hè" cùng hệ thống hô hấp vô cùng độc đáo.
Loài cá phổi có hệ thống hô hấp rất phát triển có thể lấy oxy từ không khí giống như động vật trên cạn khác. Chúng sống dưới nước lúc còn nhỏ và phải ngoi lên mặt nước hít thở không khí thường xuyên.
Đến khi đã trưởng thành, chúng có thể sống trên cạn cả năm trời, thậm chí có thể chết đuối nếu chúng bị giữ trong nước quá lâu. Cá phổi thường sống ở vùng nước nông, như đầm lầy và đầm lầy, nhưng đôi lúc cũng được tìm thấy trong các hồ nước lớn.
Khi có nước, cá phổi bơi bình thường, chúng ăn cá và động vật giáp xác nhỏ. Khi mùa khô đến, những nơi này cạn nước, cá phổi sẽ chui sâu xuống bùn bằng cách ăn bùn bằng miệng rồi thải qua mang.
Khi đạt đến độ sâu vừa đủ, chúng tiết chất nhầy qua miệng để làm cứng bùn, tạo thành một cái kén bao quanh. Miệng cá là bộ phận duy nhất lộ ra ngoài để lấy không khí.
Khi đang trong quá trình ngủ, cá phổi hạn chế quá trình trao đổi chất. Khi có nước về, chúng chui ra khỏi hang và bắt đầu quá trình tìm kiếm thức ăn.
Loài này thường được tìm thấy ở Châu phi, Nam Mỹ và Úc. Người Châu Phi thường bắt chúng bằng cách đào các lỗ của chúng trên các đầm khô. Tuy nhiên, thịt cá phổi có mùi rất nặng và không phải ai cũng thích mùi vị này.