Honeyguide là một trong số ít loài chim trên thế giới có thể ăn và tiêu hóa sáp ong. Tuy nhiên, những chú chim nhỏ bé không thể tự mình phá tổ ong rừng, bên cạnh đó chúng cũng có nguy cơ bị hàng nghìn con ong đang giận dữ đốt.Thế nhưng điều này cũng không thể làm khó chúng, loài chim đặc biệt này đã học được cách dẫn con người đến các tổ ong hoang dã, vì họ có thể xử lý những con ong bằng khói và thu hoạch mật ong.Sự hợp tác này có lợi cho cả hai bên: con người có nhiều khả năng tìm thấy tổ ong hơn khi được loài chim này chỉ đường, và sau khi lấy mật, những con chim nhỏ sẽ có được sáp và ấu trùng ong như một khoản phí dẫn đường.Đây chính là phương thức làm việc nhóm vô cùng hợp lí, những con chim thường biết vị trí của nhiều tổ trong lãnh thổ của chúng, thì chúng lại không thể trực tiếp tiếp cận nguồn thức ăn.Mặt khác, con người ít có khả năng tự mình tìm thấy một tổ ong hơn, nhưng họ có các công cụ và kỹ năng phù hợp để thu hoạch những tổ ong này.Không những thế, những con chim này và những người thợ săn mật ong có thể giao tiếp với nhau. Thông thường, những con chim này sẽ tiếp cận con người bằng một tiếng kêu lớn, nghe như “tirr-tirr-tirr-tirr”, để thu hút sự chú ý của họ.Sau đó, nó bay từ cây này sang cây khác để chỉ hướng cho những người thợ săn về phía tổ ong. Để giữ cho con chim tập trung hơn đến việc dẫn đường, những người thợ săn thường huýt sáo, nói chuyện và đập những tiếng kêu của chúng cho đến khi tìm thấy tổ ong rừng.Để chủ động hơn trong việc tìm kiếm mật ong, con người cũng đã phát triển một tín hiệu về thời điểm họ sẵn sàng đi săn. Một nghiên cứu cho thấy, chúng ta cũng có thể thu hút những con chim bằng cách phát ra tiếng gọi lớn “brrrr-hm”.Mối quan hệ giữa loài chim này và con người lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1588, khi một con chim nhỏ mổ vào chân đèn trong nhà thờ đã thu hút sự chú ý của một nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha có trụ sở tại Sofala, Mozambique.Sau đó, những cuộc gặp gỡ được ghi lại với loài chim liên tục xuất hiện trong suốt nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, hầu hết các ghi chép này không tạo ra nhiều hứng thú về mối tương tác giữa con người và và chim honeyguides.Thế nhưng vào những năm 1980, khi Hussein Isack, một thợ săn mật ong người Kenya và Heinz Ulrich Reyer, một nhà động vật học người Đức, thực hiện việc theo dõi những người thợ săn mật ong Boran trong khoảng 3 năm.Thông qua công việc thực địa này, họ có thể xác nhận rằng sự hợp tác giữa con người và loài chim này là sự thật: những con chim thực sự giao tiếp và tương tác với những người thợ săn mật ong.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Honeyguide là một trong số ít loài chim trên thế giới có thể ăn và tiêu hóa sáp ong. Tuy nhiên, những chú chim nhỏ bé không thể tự mình phá tổ ong rừng, bên cạnh đó chúng cũng có nguy cơ bị hàng nghìn con ong đang giận dữ đốt.
Thế nhưng điều này cũng không thể làm khó chúng, loài chim đặc biệt này đã học được cách dẫn con người đến các tổ ong hoang dã, vì họ có thể xử lý những con ong bằng khói và thu hoạch mật ong.
Sự hợp tác này có lợi cho cả hai bên: con người có nhiều khả năng tìm thấy tổ ong hơn khi được loài chim này chỉ đường, và sau khi lấy mật, những con chim nhỏ sẽ có được sáp và ấu trùng ong như một khoản phí dẫn đường.
Đây chính là phương thức làm việc nhóm vô cùng hợp lí, những con chim thường biết vị trí của nhiều tổ trong lãnh thổ của chúng, thì chúng lại không thể trực tiếp tiếp cận nguồn thức ăn.
Mặt khác, con người ít có khả năng tự mình tìm thấy một tổ ong hơn, nhưng họ có các công cụ và kỹ năng phù hợp để thu hoạch những tổ ong này.
Không những thế, những con chim này và những người thợ săn mật ong có thể giao tiếp với nhau. Thông thường, những con chim này sẽ tiếp cận con người bằng một tiếng kêu lớn, nghe như “tirr-tirr-tirr-tirr”, để thu hút sự chú ý của họ.
Sau đó, nó bay từ cây này sang cây khác để chỉ hướng cho những người thợ săn về phía tổ ong. Để giữ cho con chim tập trung hơn đến việc dẫn đường, những người thợ săn thường huýt sáo, nói chuyện và đập những tiếng kêu của chúng cho đến khi tìm thấy tổ ong rừng.
Để chủ động hơn trong việc tìm kiếm mật ong, con người cũng đã phát triển một tín hiệu về thời điểm họ sẵn sàng đi săn. Một nghiên cứu cho thấy, chúng ta cũng có thể thu hút những con chim bằng cách phát ra tiếng gọi lớn “brrrr-hm”.
Mối quan hệ giữa loài chim này và con người lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1588, khi một con chim nhỏ mổ vào chân đèn trong nhà thờ đã thu hút sự chú ý của một nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha có trụ sở tại Sofala, Mozambique.
Sau đó, những cuộc gặp gỡ được ghi lại với loài chim liên tục xuất hiện trong suốt nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, hầu hết các ghi chép này không tạo ra nhiều hứng thú về mối tương tác giữa con người và và chim honeyguides.
Thế nhưng vào những năm 1980, khi Hussein Isack, một thợ săn mật ong người Kenya và Heinz Ulrich Reyer, một nhà động vật học người Đức, thực hiện việc theo dõi những người thợ săn mật ong Boran trong khoảng 3 năm.
Thông qua công việc thực địa này, họ có thể xác nhận rằng sự hợp tác giữa con người và loài chim này là sự thật: những con chim thực sự giao tiếp và tương tác với những người thợ săn mật ong.