Trong cuộc khai quật tại một nghĩa trang ở tu viện Skriðuklaustur, Iceland từ năm 2002 - 2012, các chuyên gia tìm thấy một hộp sọ. Hiện nó được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Iceland. Qua các nghiên cứu, hộp sọ thuộc về một phụ nữ 500 tuổi chết vì bệnh giang mai.Các chuyên gia cho hay người phụ nữ này qua đời khi khoảng 25 - 30 tuổi. Tình trạng hộp sọ cho thấy người này có nhiều tổn thương nghiêm trọng do căn bệnh giang mai gây ra.Tuy nhiên, hiện các chuyên gia chưa thể xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của người phụ nữ có liên quan đến căn bệnh giang mai hay không.Mới đây, một chuyên gia đã công bố hình ảnh phục dựng gương mặt của người phụ nữ trên. Hình ảnh cho thấy người này khi còn sống có nhiều vết loét nghiêm trọng ở trên mặt.Đặc biệt, trên trán của người phụ nữ này có một vết rạch sâu. Điều này khiến gương mặt của bà trông vô cùng đáng sợ.Vào thời điểm người phụ nữ trên sống, các phương pháp điều trị bệnh giang mai phổ biến ở châu Âu chủ yếu sử dụng vỏ cây Guaiacum sanctum - một loại thảo dược có tác dụng chống viêm.Đặc biệt, vào khoảng 500 năm trước, một số bác sĩ còn sử dụng thủy ngân trong điều trị bệnh giang mai.Kỳ dị hơn, một số thầy thuốc thực hiện liệu pháp trích máu từ cơ thể người bệnh ra ngoài với niềm tin rằng mầm bệnh sẽ thoát ra ngoài theo.Tuy nhiên, những phương pháp điều trị này không giúp tình trạng sức khỏe của người mắc bệnh giang mai có chuyển biến tốt hơn. Thay vào đó, người bệnh thường bị biến dạng gương mặt do mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.Mời độc giả xem video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ. Nguồn: THĐT1.
Trong cuộc khai quật tại một nghĩa trang ở tu viện Skriðuklaustur, Iceland từ năm 2002 - 2012, các chuyên gia tìm thấy một hộp sọ. Hiện nó được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Iceland. Qua các nghiên cứu, hộp sọ thuộc về một phụ nữ 500 tuổi chết vì bệnh giang mai.
Các chuyên gia cho hay người phụ nữ này qua đời khi khoảng 25 - 30 tuổi. Tình trạng hộp sọ cho thấy người này có nhiều tổn thương nghiêm trọng do căn bệnh giang mai gây ra.
Tuy nhiên, hiện các chuyên gia chưa thể xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của người phụ nữ có liên quan đến căn bệnh giang mai hay không.
Mới đây, một chuyên gia đã công bố hình ảnh phục dựng gương mặt của người phụ nữ trên. Hình ảnh cho thấy người này khi còn sống có nhiều vết loét nghiêm trọng ở trên mặt.
Đặc biệt, trên trán của người phụ nữ này có một vết rạch sâu. Điều này khiến gương mặt của bà trông vô cùng đáng sợ.
Vào thời điểm người phụ nữ trên sống, các phương pháp điều trị bệnh giang mai phổ biến ở châu Âu chủ yếu sử dụng vỏ cây Guaiacum sanctum - một loại thảo dược có tác dụng chống viêm.
Đặc biệt, vào khoảng 500 năm trước, một số bác sĩ còn sử dụng thủy ngân trong điều trị bệnh giang mai.
Kỳ dị hơn, một số thầy thuốc thực hiện liệu pháp trích máu từ cơ thể người bệnh ra ngoài với niềm tin rằng mầm bệnh sẽ thoát ra ngoài theo.
Tuy nhiên, những phương pháp điều trị này không giúp tình trạng sức khỏe của người mắc bệnh giang mai có chuyển biến tốt hơn. Thay vào đó, người bệnh thường bị biến dạng gương mặt do mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Mời độc giả xem video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ. Nguồn: THĐT1.