Vào năm 1980, các nhà khảo cổ khai quật được một bộ hài cốt tại địa điểm khảo cổ Nazlet Khater 2, Ai Cập. Kết quả kiểm tra, phân tích cho thấy thi hài thuộc về một người đàn ông qua đời khi khoảng 17 - 29 tuổi.Người đàn ông này cao khoảng 1,6m và là người gốc Phi. Với niên đại khoảng 30.000 năm tuổi, đâu là mộ bài cốt Homo sapiens lâu đời nhất được tìm thấy ở Ai Cập. Đây cũng là một trong những bộ hài cốt "già nhất" thế giới từng được tìm thấy cho đến nay.Sau hơn 40 năm, một nhóm chuyên gia ở Brazil đã thực hiện dự án phục dựng gương mặt của người đàn ông trên. Họ đã sử dụng các hình ảnh kỹ thuật số thu thập được khi kiểm tra bộ hài cốt. Hiện thi hài cổ xưa này được lưu giữ tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo.Tác giả đầu tiên của nghiên cứu - nhà khảo cổ học Moacir Elias Santos của Bảo tàng Khảo cổ học Ciro Flamarion Cardoso ở Brazil cho hay mặc dù một số mảnh xương bị mất như xương sườn, bàn tay... nhưng cấu trúc tổng thể vẫn còn khá nguyên vẹn, bao hồm hộp sọ. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc phục dựng gương mặt.Đồng tác giả nghiên cứu Cícero Moraes cho hay hộp sọ của người đàn ông sống cách đây khoảng 30.000 năm có cấu trúc hiện đại khá giống nam giới ngày nay nhưng cũng có các yếu cổ khác biệt.Điển hình là người đàn ông này có hàm khỏe hơn nhiều so với nam giới hiện nay. Do đó, các nhà nghiên cứu vô cùng tò mò về dung mạo của người đàn ông sống ở Ai Cập vào khoảng 30.000 năm trước.Thông qua các kỹ thuật hiện đại như chụp cắt lớp vi tính (CT), nhóm nghiên cứu đã tạo ra 2 hình ảnh 3D về gương mặt của người đàn ông này. Hình ảnh đầu tiên là ảnh đen trắng khắc họa người đàn ông trẻ tuổi với đôi mắt nhắm nghiền.Trong khi đó, hình ảnh thứ hai là bức ảnh màu khắc họa người đàn ông có mái tóc sẫm màu, hơi xoăn và để râu.Các nhà nghiên cứu hy vọng việc phục dựng gương mặt của người đàn ông sống ở Ai Cập vào khoảng 30.000 năm trước sẽ có thể giúp giải mã quá trình tiến hóa của loài người.Mời độc giả xem video: Kỳ lạ bức tượng nhân sư Ai Cập cổ đại có má lúm đồng tiền. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Vào năm 1980, các nhà khảo cổ khai quật được một bộ hài cốt tại địa điểm khảo cổ Nazlet Khater 2, Ai Cập. Kết quả kiểm tra, phân tích cho thấy thi hài thuộc về một người đàn ông qua đời khi khoảng 17 - 29 tuổi.
Người đàn ông này cao khoảng 1,6m và là người gốc Phi. Với niên đại khoảng 30.000 năm tuổi, đâu là mộ bài cốt Homo sapiens lâu đời nhất được tìm thấy ở Ai Cập. Đây cũng là một trong những bộ hài cốt "già nhất" thế giới từng được tìm thấy cho đến nay.
Sau hơn 40 năm, một nhóm chuyên gia ở Brazil đã thực hiện dự án phục dựng gương mặt của người đàn ông trên. Họ đã sử dụng các hình ảnh kỹ thuật số thu thập được khi kiểm tra bộ hài cốt. Hiện thi hài cổ xưa này được lưu giữ tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo.
Tác giả đầu tiên của nghiên cứu - nhà khảo cổ học Moacir Elias Santos của Bảo tàng Khảo cổ học Ciro Flamarion Cardoso ở Brazil cho hay mặc dù một số mảnh xương bị mất như xương sườn, bàn tay... nhưng cấu trúc tổng thể vẫn còn khá nguyên vẹn, bao hồm hộp sọ. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc phục dựng gương mặt.
Đồng tác giả nghiên cứu Cícero Moraes cho hay hộp sọ của người đàn ông sống cách đây khoảng 30.000 năm có cấu trúc hiện đại khá giống nam giới ngày nay nhưng cũng có các yếu cổ khác biệt.
Điển hình là người đàn ông này có hàm khỏe hơn nhiều so với nam giới hiện nay. Do đó, các nhà nghiên cứu vô cùng tò mò về dung mạo của người đàn ông sống ở Ai Cập vào khoảng 30.000 năm trước.
Thông qua các kỹ thuật hiện đại như chụp cắt lớp vi tính (CT), nhóm nghiên cứu đã tạo ra 2 hình ảnh 3D về gương mặt của người đàn ông này. Hình ảnh đầu tiên là ảnh đen trắng khắc họa người đàn ông trẻ tuổi với đôi mắt nhắm nghiền.
Trong khi đó, hình ảnh thứ hai là bức ảnh màu khắc họa người đàn ông có mái tóc sẫm màu, hơi xoăn và để râu.
Các nhà nghiên cứu hy vọng việc phục dựng gương mặt của người đàn ông sống ở Ai Cập vào khoảng 30.000 năm trước sẽ có thể giúp giải mã quá trình tiến hóa của loài người.
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ bức tượng nhân sư Ai Cập cổ đại có má lúm đồng tiền. Nguồn: Kienthuc.net.vn.