Vào năm 1883, một khối đá mã não được đưa vào bộ sưu tập khoáng vật học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại London, Anh. Sau 175 năm, các chuyên gia mới phát hiện đó là trứng khủng long titanosaur hóa thạch.Quả trứng khủng long titanosaur hóa thạch có chiều rộng khoảng 15 cm và gần như tròn hoàn hảo.Mẫu vật có màu hồng nhạt đẹp mắt bên ngoài và màu trắng ở bên trong. Robin Hansen - một trong những quản lý khoáng vật ở bảo tàng đã bị thu hút bởi khoáng vật này.Nhà quản lý Hansen đã tham gia chuẩn bị mẫu vật để trưng bày vào năm 2018. Sau đó, một buổi giới thiệu khoáng vật ở Pháp góp phần hé lộ tầm quan trọng của khối đá mã não thực chất là trứng khủng long titanosaur hóa thạch.Khi ấy, một người bán hàng đưa cho nhà quản lý Hansen xem quả trứng khủng long hóa thạch hình tròn với phần vỏ mỏng và đá mã não ở chính giữa. Theo đó, nhà quản lý Hansen nhanh chóng liên hệ các chuyên gia để kiểm tra mẫu vật tương tự đang được trưng bày trong bảo tàng.Theo đó, các chuyên gia về khủng long của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quyết định chụp cắt lớp vi tính (CT) mẫu vật được cho là đá mã não để xem đó có phải là trứng khủng long titanosaur hóa thạch hay không.Mật độ của đá mã não khiến bản chụp CT không thể thu được chi tiết nhỏ hơn. Mặt khác, nhóm nghiên cứu quan sát tỉ mỉ và nhận thấy lớp mỏng bao quanh khối mã não trông giống lớp vỏ.Thêm nữa, mẫu vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên đã được thu thập ở Ấn Độ. Mẫu vật này có kích thước, hình dáng và đặc điểm bề mặt tương tự trứng khủng long titanosaur hóa thạch phát hiện ở Trung Quốc và Argentina.Với những điều trên, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận đó là trứng khủng long titanosaur hóa thạch nhưng đã bị hiểu lầm là đá mã não trong suốt nhiều năm. Theo ước tính, quả trứng quý hiếm này có niên đại khoảng 60 triệu năm tuổi. Vào thời điểm đó, titanosaur là loài khủng long phổ biến nhất sống ở Ấn Độ. Mặc dù có kích thước khổng lồ nhưng titanosaur chỉ đẻ khoảng 30 - 40 quả/lần.Theo các chuyên gia, do tác động của hoạt động phun trào núi lửa nên quả trứng của khủng long titanosaur bị bao bọc bởi đá cứng. Cấu trúc bên trong bị phân hủy và nước giàu silic thấm xuyên qua lớp đá vào trong quả trứng tạo thành mẫu vật mà giới chuyên gia hiểu nhầm là mã não trong thời gian dài.Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.
Vào năm 1883, một khối đá mã não được đưa vào bộ sưu tập khoáng vật học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại London, Anh. Sau 175 năm, các chuyên gia mới phát hiện đó là trứng khủng long titanosaur hóa thạch.
Quả trứng khủng long titanosaur hóa thạch có chiều rộng khoảng 15 cm và gần như tròn hoàn hảo.
Mẫu vật có màu hồng nhạt đẹp mắt bên ngoài và màu trắng ở bên trong. Robin Hansen - một trong những quản lý khoáng vật ở bảo tàng đã bị thu hút bởi khoáng vật này.
Nhà quản lý Hansen đã tham gia chuẩn bị mẫu vật để trưng bày vào năm 2018. Sau đó, một buổi giới thiệu khoáng vật ở Pháp góp phần hé lộ tầm quan trọng của khối đá mã não thực chất là trứng khủng long titanosaur hóa thạch.
Khi ấy, một người bán hàng đưa cho nhà quản lý Hansen xem quả trứng khủng long hóa thạch hình tròn với phần vỏ mỏng và đá mã não ở chính giữa. Theo đó, nhà quản lý Hansen nhanh chóng liên hệ các chuyên gia để kiểm tra mẫu vật tương tự đang được trưng bày trong bảo tàng.
Theo đó, các chuyên gia về khủng long của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quyết định chụp cắt lớp vi tính (CT) mẫu vật được cho là đá mã não để xem đó có phải là trứng khủng long titanosaur hóa thạch hay không.
Mật độ của đá mã não khiến bản chụp CT không thể thu được chi tiết nhỏ hơn. Mặt khác, nhóm nghiên cứu quan sát tỉ mỉ và nhận thấy lớp mỏng bao quanh khối mã não trông giống lớp vỏ.
Thêm nữa, mẫu vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên đã được thu thập ở Ấn Độ. Mẫu vật này có kích thước, hình dáng và đặc điểm bề mặt tương tự trứng khủng long titanosaur hóa thạch phát hiện ở Trung Quốc và Argentina.
Với những điều trên, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận đó là trứng khủng long titanosaur hóa thạch nhưng đã bị hiểu lầm là đá mã não trong suốt nhiều năm. Theo ước tính, quả trứng quý hiếm này có niên đại khoảng 60 triệu năm tuổi. Vào thời điểm đó, titanosaur là loài khủng long phổ biến nhất sống ở Ấn Độ. Mặc dù có kích thước khổng lồ nhưng titanosaur chỉ đẻ khoảng 30 - 40 quả/lần.
Theo các chuyên gia, do tác động của hoạt động phun trào núi lửa nên quả trứng của khủng long titanosaur bị bao bọc bởi đá cứng. Cấu trúc bên trong bị phân hủy và nước giàu silic thấm xuyên qua lớp đá vào trong quả trứng tạo thành mẫu vật mà giới chuyên gia hiểu nhầm là mã não trong thời gian dài.
Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.