Năm 1962, chính phủ Liên Xô thành lập Hội đồng khoa học liên ngành với mục đích nghiên cứu và khám phá bí mật trong lòng đất thông qua việc thâm nhập vào Vùng gián đoạn Mohorovičić. Kế hoạch "điên rồ" mà chưa có bất cứ quốc gia nào trên thế giới dám thực hiện này có tên: "Siêu hố sâu Kola" (Kola Superdeep Borehole).24 năm miệt mài khoan sâu hơn 12km xuống lòng đất cho thấy sự đầu tư khổng lồ về sức người, chi phí của người Liên Xô cho cuộc đua với người Mỹ.Sau gần 1 thập kỷ miệt mài, lỗ khoan SG-3 của dự án đã phá vỡ tất cả các kỷ lục thế giới khác về độ sâu khoan, trong đó đánh bại lỗ khoan Bertha Rogers Hole ở Oklahoma, của Mỹ ở độ sâu 9.583 m. Và đến năm 1989, lỗ khoan đạt độ sâu 12.262 m và không thể khoan sâu hơn như kỳ vọng 15.000 m, do vấn đề kỹ thuật.Như vậy, việc lấy mẫu nhiệt bên trong lòng đất cũng như tham vọng khám phá bí mật về một "thế giới khác" của các nhà khoa học Liên Xô đành phải bỏ giữa chừng. Bí ẩn này chưa được hiểu thấu, các nhà địa chất Liên Xô lại chạm phải hàng loạt những điều kỳ bí khác trong lòng đất.Trong quá trình khoan đào, các mũi khoan bỗng nhiên quay điên cuồng một cách khó hiểu, cứ như có một "thế lực" bí ẩn nào đó bên trong lòng đất gây nên. Điều này khiến lỗ khoan Kola Superdeep Borehole còn được mệnh danh là "Hell Hole" (Lỗ Địa ngục).Một điều khó hiểu và đáng sợ hơn cả là loạt âm thanh kỳ quái đến mức gây kinh hoàng "phát ra" từ trong lòng đất. Theo lời một nhân vật giấu tên từng tham gia dự án, khi người ta đưa máy thu âm xuống các lỗ khoan nhằm thu lại "những âm thanh về sự dịch chuyển của Trái Đất" thì cái mà người ta nghe được lại là những tiếng gào thét ghê rợn.Vì nghĩ rằng âm thanh bị nhiễu nên họ đưa micro xuống sâu thêm nữa để kiểm tra. Tiếng la hét từ lỗ khoan càng trở nên rõ rệt. Và đó không phải là tiếng hét của "một người" mà là của "hàng triệu người"! Vì cho rằng đó là tiếng của những "linh hồn bị nguyền rủa", rất nhiều người đã từ bỏ dự án.Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện hoạt động sinh học trong những tảng đá hơn 2 tỉ năm tuổi, ở độ sâu 6 km. Bằng chứng rõ ràng nhất về sự sống là 25 loài hóa thạch sinh vật phù du cực nhỏ, được bọc trong các hợp chất hữu cơ trầm tích vẫn nguyên vẹn đáng kinh ngạc.Điều này mở ra cho các nhà khoa học giả thiết, sinh vật sống có thể chịu được sức ép cũng như nhiệt độ nóng để thích nghi trong lòng đất. Từ độ sâu khoảng 3.000 m, nhiệt độ tăng cao hơn dự đoán và đạt đến 180°C ở đáy hố.Đây là một sự khác biệt lớn so với nhiệt độ dự kiến 100°C. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng có nước ở độ sâu 12 km, mặc dù điều này trước đây được cho là không thể. Một bất ngờ khác, mật độ đá bắt đầu giảm từ độ sâu 4.500 m.Quá độ sâu này, đá có độ xốp và độ thấm lớn hơn, kết hợp với nhiệt độ cao, khiến đá giống như một chất dẻo hơn là một chất rắn nên khiến việc khoan gần như không thể thực hiện được.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT.
Năm 1962, chính phủ Liên Xô thành lập Hội đồng khoa học liên ngành với mục đích nghiên cứu và khám phá bí mật trong lòng đất thông qua việc thâm nhập vào Vùng gián đoạn Mohorovičić. Kế hoạch "điên rồ" mà chưa có bất cứ quốc gia nào trên thế giới dám thực hiện này có tên: "Siêu hố sâu Kola" (Kola Superdeep Borehole).
24 năm miệt mài khoan sâu hơn 12km xuống lòng đất cho thấy sự đầu tư khổng lồ về sức người, chi phí của người Liên Xô cho cuộc đua với người Mỹ.
Sau gần 1 thập kỷ miệt mài, lỗ khoan SG-3 của dự án đã phá vỡ tất cả các kỷ lục thế giới khác về độ sâu khoan, trong đó đánh bại lỗ khoan Bertha Rogers Hole ở Oklahoma, của Mỹ ở độ sâu 9.583 m. Và đến năm 1989, lỗ khoan đạt độ sâu 12.262 m và không thể khoan sâu hơn như kỳ vọng 15.000 m, do vấn đề kỹ thuật.
Như vậy, việc lấy mẫu nhiệt bên trong lòng đất cũng như tham vọng khám phá bí mật về một "thế giới khác" của các nhà khoa học Liên Xô đành phải bỏ giữa chừng. Bí ẩn này chưa được hiểu thấu, các nhà địa chất Liên Xô lại chạm phải hàng loạt những điều kỳ bí khác trong lòng đất.
Trong quá trình khoan đào, các mũi khoan bỗng nhiên quay điên cuồng một cách khó hiểu, cứ như có một "thế lực" bí ẩn nào đó bên trong lòng đất gây nên. Điều này khiến lỗ khoan Kola Superdeep Borehole còn được mệnh danh là "Hell Hole" (Lỗ Địa ngục).
Một điều khó hiểu và đáng sợ hơn cả là loạt âm thanh kỳ quái đến mức gây kinh hoàng "phát ra" từ trong lòng đất. Theo lời một nhân vật giấu tên từng tham gia dự án, khi người ta đưa máy thu âm xuống các lỗ khoan nhằm thu lại "những âm thanh về sự dịch chuyển của Trái Đất" thì cái mà người ta nghe được lại là những tiếng gào thét ghê rợn.
Vì nghĩ rằng âm thanh bị nhiễu nên họ đưa micro xuống sâu thêm nữa để kiểm tra. Tiếng la hét từ lỗ khoan càng trở nên rõ rệt. Và đó không phải là tiếng hét của "một người" mà là của "hàng triệu người"! Vì cho rằng đó là tiếng của những "linh hồn bị nguyền rủa", rất nhiều người đã từ bỏ dự án.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện hoạt động sinh học trong những tảng đá hơn 2 tỉ năm tuổi, ở độ sâu 6 km. Bằng chứng rõ ràng nhất về sự sống là 25 loài hóa thạch sinh vật phù du cực nhỏ, được bọc trong các hợp chất hữu cơ trầm tích vẫn nguyên vẹn đáng kinh ngạc.
Điều này mở ra cho các nhà khoa học giả thiết, sinh vật sống có thể chịu được sức ép cũng như nhiệt độ nóng để thích nghi trong lòng đất. Từ độ sâu khoảng 3.000 m, nhiệt độ tăng cao hơn dự đoán và đạt đến 180°C ở đáy hố.
Đây là một sự khác biệt lớn so với nhiệt độ dự kiến 100°C. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng có nước ở độ sâu 12 km, mặc dù điều này trước đây được cho là không thể. Một bất ngờ khác, mật độ đá bắt đầu giảm từ độ sâu 4.500 m.
Quá độ sâu này, đá có độ xốp và độ thấm lớn hơn, kết hợp với nhiệt độ cao, khiến đá giống như một chất dẻo hơn là một chất rắn nên khiến việc khoan gần như không thể thực hiện được.