Nhà cổ sinh vật học Chase Doran Brownstein từ Đại học Yale và cộng sự Tyler Lyson từ Bảo tàng Tự nhiên và khoa học Denver - Mỹ đã phân tích hóa thạch của một loài " quái vật" cổ đại được tìm thấy ở phần thấp nhất của Hệ tầng Fort Union.Họ phát hiện ra, mẫu vật đã 66 triệu năm tuổi, là mốc thời gian cận kề với đại tuyệt chủng khủng long gây nên bởi sự va chạm của tiểu hành tinh Chicxulub, nhưng già hơn đến tận 1.500-2.500 năm.Điều này cho thấy loài quái vật này đã sống sót qua thảm họa trong khi khủng long và những người anh em họ dưới nước như thương long, ngư long đã bị tiêu diệt hàng loạt.Quái vật này là Atractosteus grandei - chúng không thuộc dòng họ khủng long nhưng có vẻ ngoài khá giống một sản phẩm pha trộn giữa các thương long, ngư long và cá sấu.Atractosteus grandei là một con cá Gars, tức "cá vây tia". Cá Gars là một nhóm cá nguyên thủy trong họ Lepisosteidae. Có 7 loài Gars thuộc 2 chi: Atractosteus và Lepisosteus, xuất hiện lần đầu trong kỷ Jura muộn, khoảng 150 triệu năm trước.Những mẫu vật của Atractosteus grandei được bảo quản trong một khối đá bùn bùn có màu nâu nhạt, rất dễ vỡ, phủ trên lớp than non dày 8 cm, một môi trường lắng đọng nước.Mẫu vật bao gồm một hộp sọ có khớp nối và ở đúng vị trí hàm dưới, cũng như một loạt các đốt sống, xương sườn, vảy....Việc phát hiện ra Atractosteus grandei cho thấy các hệ sinh thái nước ngọt lành mạnh đã tồn tại mạnh mẽ ở Bắc Mỹ trong vòng hàng nghìn năm sau vụ va chạm của tiểu hành tinh Chicxulub."Các động vật có xương sống trên cạn thân lớn phải chịu tỷ lệ tuyệt chủng cao, trong khi các động vật có xương sống thân nhỏ sống trong các hệ sinh thái nước ngọt được bảo vệ khỏi những tác động tồi tệ nhất", các nhà nghiên cứu kết luận trong báo cáo.Điều này cũng cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của hệ sinh thái nước ngọt ở nhiều nơi sau đại tuyệt chủng giết chết 75% sinh vật Trái Đất bao gồm toàn bộ loài khủng long.Sinh vật trong mẫu hóa thạch hiện đã tuyệt chủng, nhưng các loài con cháu của nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay.Mời các bạn xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT
Nhà cổ sinh vật học Chase Doran Brownstein từ Đại học Yale và cộng sự Tyler Lyson từ Bảo tàng Tự nhiên và khoa học Denver - Mỹ đã phân tích hóa thạch của một loài " quái vật" cổ đại được tìm thấy ở phần thấp nhất của Hệ tầng Fort Union.
Họ phát hiện ra, mẫu vật đã 66 triệu năm tuổi, là mốc thời gian cận kề với đại tuyệt chủng khủng long gây nên bởi sự va chạm của tiểu hành tinh Chicxulub, nhưng già hơn đến tận 1.500-2.500 năm.
Điều này cho thấy loài quái vật này đã sống sót qua thảm họa trong khi khủng long và những người anh em họ dưới nước như thương long, ngư long đã bị tiêu diệt hàng loạt.
Quái vật này là Atractosteus grandei - chúng không thuộc dòng họ khủng long nhưng có vẻ ngoài khá giống một sản phẩm pha trộn giữa các thương long, ngư long và cá sấu.
Atractosteus grandei là một con cá Gars, tức "cá vây tia". Cá Gars là một nhóm cá nguyên thủy trong họ Lepisosteidae. Có 7 loài Gars thuộc 2 chi: Atractosteus và Lepisosteus, xuất hiện lần đầu trong kỷ Jura muộn, khoảng 150 triệu năm trước.
Những mẫu vật của Atractosteus grandei được bảo quản trong một khối đá bùn bùn có màu nâu nhạt, rất dễ vỡ, phủ trên lớp than non dày 8 cm, một môi trường lắng đọng nước.
Mẫu vật bao gồm một hộp sọ có khớp nối và ở đúng vị trí hàm dưới, cũng như một loạt các đốt sống, xương sườn, vảy....
Việc phát hiện ra Atractosteus grandei cho thấy các hệ sinh thái nước ngọt lành mạnh đã tồn tại mạnh mẽ ở Bắc Mỹ trong vòng hàng nghìn năm sau vụ va chạm của tiểu hành tinh Chicxulub.
"Các động vật có xương sống trên cạn thân lớn phải chịu tỷ lệ tuyệt chủng cao, trong khi các động vật có xương sống thân nhỏ sống trong các hệ sinh thái nước ngọt được bảo vệ khỏi những tác động tồi tệ nhất", các nhà nghiên cứu kết luận trong báo cáo.
Điều này cũng cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của hệ sinh thái nước ngọt ở nhiều nơi sau đại tuyệt chủng giết chết 75% sinh vật Trái Đất bao gồm toàn bộ loài khủng long.
Sinh vật trong mẫu hóa thạch hiện đã tuyệt chủng, nhưng các loài con cháu của nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay.