Tờ Sputnik dẫn lời tiến sĩ Janice Bishop, trưởng nhóm nghiên cứu: "Có thể có những vùng nước lỏng kích thước nhỏ trên sao Hỏa trong môi trường gần bề mặt, nơi có băng và muối".Đó là dạng cấu trúc được cho là tương tự với các hồ ngầm ở Nam Cực, nơi một số nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về những dạng sống kỳ lạ, có thể tồn tại và sinh trưởng tốt mà không cần đến ánh sáng cùng một số điều kiện thiết yếu với các sinh vật Trái đất khác.Tiềm năng cho các màng nước mỏng tồn tại bên dưới bề mặt ở các vùng băng vĩnh cửu có thể mở ra cánh cửa mới cho việc khám phá khả năng sự sống tồn tại trên Sao Hỏa vì sự tan chảy và đóng băng của nó tạo ra một môi trường năng động đủ để duy trì sự sống.Kết quả của nghiên cứu dựa trên những hình ảnh được camera HiRISE của NASA chụp được trên tàu quỹ đạo do thám Sao Hỏa, được coi là hệ thống hình ảnh mạnh nhất từng được gửi đến hành tinh khác của con người.Dữ liệu của HiRISE cho thấy các chuỗi hơi ẩm xuất hiện và mờ dần theo thời gian trên các sườn dốc hướng ra Mặt trời.Các tác giả từ viện SETI đã xác minh lại bằng mô hình máy tính và làm một số thí nghiệm cho thấy hơi nước này được tạo nên bởi nước mặt tan chảy.Các vệt này được tạo ra trên bề mặt khi muối kết hợp với nước dưới đất, gây ra các nhiễu động có thể nhìn thấy được, bao gồm sụp đổ và lở đất di chuyển nhanh ở dạng hiện đang được quan sát trên Sao Hỏa.Khí hậu bất thường này cũng đã được so sánh với điều kiện ở các hồ dưới nước ở Nam Cực, nơi những loài tôm lạ và hải sâm đang phát triển mạnh.Ở Trái đất, còn một số nơi sở hữu các điều kiện tương tự như biển Chết ở Israel, sa mạc Atacama ở Chile."Các trầm tích trong Thung lũng Khô cung cấp một cơ sở thử nghiệm tuyệt vời cho các quá trình có thể xảy ra trên Sao Hỏa", tiến sĩ Zachary Burton, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết thêm.Theo Daily Star, những kết quả này có thể cung cấp một mục tiêu mới cho tàu thăm dò Perseverance của NASA.Các nhà khoa học SETI tin rằng hệ sinh vật ngoài hành tinh ở sao Hỏa rất phong phú và đang tiếp tục phát triển.
Tờ Sputnik dẫn lời tiến sĩ Janice Bishop, trưởng nhóm nghiên cứu: "Có thể có những vùng nước lỏng kích thước nhỏ trên sao Hỏa trong môi trường gần bề mặt, nơi có băng và muối".
Đó là dạng cấu trúc được cho là tương tự với các hồ ngầm ở Nam Cực, nơi một số nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về những dạng sống kỳ lạ, có thể tồn tại và sinh trưởng tốt mà không cần đến ánh sáng cùng một số điều kiện thiết yếu với các sinh vật Trái đất khác.
Tiềm năng cho các màng nước mỏng tồn tại bên dưới bề mặt ở các vùng băng vĩnh cửu có thể mở ra cánh cửa mới cho việc khám phá khả năng sự sống tồn tại trên Sao Hỏa vì sự tan chảy và đóng băng của nó tạo ra một môi trường năng động đủ để duy trì sự sống.
Kết quả của nghiên cứu dựa trên những hình ảnh được camera HiRISE của NASA chụp được trên tàu quỹ đạo do thám Sao Hỏa, được coi là hệ thống hình ảnh mạnh nhất từng được gửi đến hành tinh khác của con người.
Dữ liệu của HiRISE cho thấy các chuỗi hơi ẩm xuất hiện và mờ dần theo thời gian trên các sườn dốc hướng ra Mặt trời.
Các tác giả từ viện SETI đã xác minh lại bằng mô hình máy tính và làm một số thí nghiệm cho thấy hơi nước này được tạo nên bởi nước mặt tan chảy.
Các vệt này được tạo ra trên bề mặt khi muối kết hợp với nước dưới đất, gây ra các nhiễu động có thể nhìn thấy được, bao gồm sụp đổ và lở đất di chuyển nhanh ở dạng hiện đang được quan sát trên Sao Hỏa.
Khí hậu bất thường này cũng đã được so sánh với điều kiện ở các hồ dưới nước ở Nam Cực, nơi những loài tôm lạ và hải sâm đang phát triển mạnh.
Ở Trái đất, còn một số nơi sở hữu các điều kiện tương tự như biển Chết ở Israel, sa mạc Atacama ở Chile.
"Các trầm tích trong Thung lũng Khô cung cấp một cơ sở thử nghiệm tuyệt vời cho các quá trình có thể xảy ra trên Sao Hỏa", tiến sĩ Zachary Burton, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết thêm.
Theo Daily Star, những kết quả này có thể cung cấp một mục tiêu mới cho tàu thăm dò Perseverance của NASA.
Các nhà khoa học SETI tin rằng hệ sinh vật ngoài hành tinh ở sao Hỏa rất phong phú và đang tiếp tục phát triển.