Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, các chuyên gia cho hay cỗ máy tính cổ xưa nhất lịch sử Antikythera có niên đại khoảng 2.000 tuổi được dùng để tính toán chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh khác.Cỗ máy Antikythera hoạt động tuân theo lịch âm của người Hy Lạp cổ đại chứ không phải lịch Mặt trời của người Ai Cập như suy nghĩ trước đây.Được các thợ lặn tìm thấy ngoài khơi đảo Antikythera của Hy Lạp vào năm 1901, cỗ máy tính cổ xưa nhất lịch sử nhân loại được trục vớt từ một tàu đắm.Con tàu này được cho là bị đắm sau khi gặp cơn bão khủng khiếp vào thế kỷ đầu tiên trước công nguyên khi đi qua giữa đảo Crete và Peloponnese trên đường từ Tiểu Á đến Rome.Ban đầu, cỗ máy Antikythera được đặt trong một hộp gỗ cao hơn 30 cm bên ngoài có các dòng chữ ghi hướng dẫn sử dụng.Trong nhiều năm qua, các chuyên gia gặp nhiều khó khăn trong việc giải mã mục đích, cách thức sử dụng của Antikythera do việc khôi phục cỗ máy từ 82 mảnh vỡ, hơn 30 bánh răng.Nghiên cứu đến từ Đại học Glasgow mới đây của các chuyên gia chỉ ra một phần của cỗ máy Antikythera được sử dụng như một cuốn lịch. Nó được sử dụng để theo dõi các ngày trong năm, mỗi lỗ là một ngày.Sau khi nghiên cứu tỉ mỉ Antikythera, nhóm nghiên cứu sử dụng vị trí của các lỗ đã biết để suy ra số lượng và vị trí của những lỗ bị mất.Từ đó, nhóm nghiên cứu xác định Antikythera ban đầu có thể có 354 hoặc 355 lỗ. Điều này có nghĩa là cỗ máy này tuân theo lịch âm với mỗi năm có 354 ngày.Loại lịch gồm 354 ngày được sử dụng ở Hy Lạp cổ đại vào khoảng 2.000 năm trước. Họ sử dụng loại lịch này thay vì sử dụng loại lịch gồm 365 ngày của người Ai Cập cổ đại.Mời độc giả xem video: Bí ẩn vũ khí hủy diệt đáng sợ của người Hy Lạp cổ đại.
Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, các chuyên gia cho hay cỗ máy tính cổ xưa nhất lịch sử Antikythera có niên đại khoảng 2.000 tuổi được dùng để tính toán chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh khác.
Cỗ máy Antikythera hoạt động tuân theo lịch âm của người Hy Lạp cổ đại chứ không phải lịch Mặt trời của người Ai Cập như suy nghĩ trước đây.
Được các thợ lặn tìm thấy ngoài khơi đảo Antikythera của Hy Lạp vào năm 1901, cỗ máy tính cổ xưa nhất lịch sử nhân loại được trục vớt từ một tàu đắm.
Con tàu này được cho là bị đắm sau khi gặp cơn bão khủng khiếp vào thế kỷ đầu tiên trước công nguyên khi đi qua giữa đảo Crete và Peloponnese trên đường từ Tiểu Á đến Rome.
Ban đầu, cỗ máy Antikythera được đặt trong một hộp gỗ cao hơn 30 cm bên ngoài có các dòng chữ ghi hướng dẫn sử dụng.
Trong nhiều năm qua, các chuyên gia gặp nhiều khó khăn trong việc giải mã mục đích, cách thức sử dụng của Antikythera do việc khôi phục cỗ máy từ 82 mảnh vỡ, hơn 30 bánh răng.
Nghiên cứu đến từ Đại học Glasgow mới đây của các chuyên gia chỉ ra một phần của cỗ máy Antikythera được sử dụng như một cuốn lịch. Nó được sử dụng để theo dõi các ngày trong năm, mỗi lỗ là một ngày.
Sau khi nghiên cứu tỉ mỉ Antikythera, nhóm nghiên cứu sử dụng vị trí của các lỗ đã biết để suy ra số lượng và vị trí của những lỗ bị mất.
Từ đó, nhóm nghiên cứu xác định Antikythera ban đầu có thể có 354 hoặc 355 lỗ. Điều này có nghĩa là cỗ máy này tuân theo lịch âm với mỗi năm có 354 ngày.
Loại lịch gồm 354 ngày được sử dụng ở Hy Lạp cổ đại vào khoảng 2.000 năm trước. Họ sử dụng loại lịch này thay vì sử dụng loại lịch gồm 365 ngày của người Ai Cập cổ đại.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn vũ khí hủy diệt đáng sợ của người Hy Lạp cổ đại.