Trong cuộc khai quật tại An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, các chuyên gia phát hiện một khu nghĩa trang. Tại đây, họ tìm thấy 24 ngôi mộ cổ có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi.Bên trong các ngôi mộ cổ, nhóm chuyên gia tìm thấy một số hài cốt binh sĩ dường như bị chôn sống trong tang lễ của người chết.Theo các nhà nghiên cứu, việc hiến tế con người trong tang lễ khá phổ biến trong triều đại nhà Thương.Lễ hiến tế con người thường được tổ chức dành cho những người có địa vị cao như các thành viên hoàng tộc.Bên cạnh phát hiện trên, các chuyên gia cũng khai quật được 4 hố xe ngựa chiến và một số cổ vật còn khá nguyên vẹn như các vật phẩm bằng ngọc, đá và đồ đồng có ký tự "Ce".Trước phát hiện này, Kong Deming, Giám đốc viện khảo cổ cho hay: "Một số bản giáp cốt văn có ghi chép về tộc "Ce". Biểu tượng gia tộc "Ce" xuất hiện trên nhiều đồng xu được phát hiện tại địa điểm vào thời điểm này vì vậy chúng tôi tin rằng gia tộc "Ce" đã hoạt động trong khu vực trên".Giáp cốt văn là hình thức chữ viết sớm nhất của Trung Quốc. Trong đó, các ký tự được khắc trên xương động vật dùng trong bói toán.Một trong những ngôi mộ lớn nhất tại khu nghĩa trang cổ xưa trên có dấu hiệu bị trộm mộ xâm phạm. Nguyên do là bởi có những cổ vật như những đồ gốm không được che đậy, nằm vương vãi khắp nơi.Nhiều hài cốt bên trong các ngôi mộ được trang trí xa hoa cho thấy gia tộc này rất giàu có. Nguyên do là bởi một số bộ hài cốt đội mũ làm từ chuỗi vỏ sò và đầu các con ngựa được tô điểm bằng vàng.Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.
Trong cuộc khai quật tại An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, các chuyên gia phát hiện một khu nghĩa trang. Tại đây, họ tìm thấy 24 ngôi mộ cổ có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi.
Bên trong các ngôi mộ cổ, nhóm chuyên gia tìm thấy một số hài cốt binh sĩ dường như bị chôn sống trong tang lễ của người chết.
Theo các nhà nghiên cứu, việc hiến tế con người trong tang lễ khá phổ biến trong triều đại nhà Thương.
Lễ hiến tế con người thường được tổ chức dành cho những người có địa vị cao như các thành viên hoàng tộc.
Bên cạnh phát hiện trên, các chuyên gia cũng khai quật được 4 hố xe ngựa chiến và một số cổ vật còn khá nguyên vẹn như các vật phẩm bằng ngọc, đá và đồ đồng có ký tự "Ce".
Trước phát hiện này, Kong Deming, Giám đốc viện khảo cổ cho hay: "Một số bản giáp cốt văn có ghi chép về tộc "Ce". Biểu tượng gia tộc "Ce" xuất hiện trên nhiều đồng xu được phát hiện tại địa điểm vào thời điểm này vì vậy chúng tôi tin rằng gia tộc "Ce" đã hoạt động trong khu vực trên".
Giáp cốt văn là hình thức chữ viết sớm nhất của Trung Quốc. Trong đó, các ký tự được khắc trên xương động vật dùng trong bói toán.
Một trong những ngôi mộ lớn nhất tại khu nghĩa trang cổ xưa trên có dấu hiệu bị trộm mộ xâm phạm. Nguyên do là bởi có những cổ vật như những đồ gốm không được che đậy, nằm vương vãi khắp nơi.
Nhiều hài cốt bên trong các ngôi mộ được trang trí xa hoa cho thấy gia tộc này rất giàu có. Nguyên do là bởi một số bộ hài cốt đội mũ làm từ chuỗi vỏ sò và đầu các con ngựa được tô điểm bằng vàng.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.