Tàu vũ trụ Juno của NASA chụp những hình ảnh hồng ngoại khi bay quanh quỹ đạo của sao Mộc cho thấy những cơn lốc xoáy khổng lồ đang xuất hiện trên bề mặt sao Mộc và kỳ lạ là chúng được sắp xếp theo các hình dạng đặc biệt, trông như những bông hồng nằm ở các cực của hành tinh.Những bức ảnh về sao Mộc được tàu vũ trụ Juno chụp và gửi về đã làm sáng tỏ dần nhiều bí ẩn trên hành tinh này. Một cơn bão lớn bao gồm 8 cơn lốc xoáy xung quanh tại cực Bắc. Trong khi đó, một cơn bão khác cũng được bao quanh bởi 5 cơn lốc tương tự, ở cực Nam.Để lý giải hiện tượng lốc xoáy trên sao Mộc, nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi giáo sư Andrew Ingersoll bắt tay vào nghiên cứu dữ liệu do tàu thăm dò Juno gửi về. Kết quả nghiên cứu cho thấy những cơn lốc có kích cỡ tương đương nước Mỹ sinh ra bởi một vòng gió ngược hướng lốc xoáy, tạo ra “tính ổn định của mô hình đa giác (lốc xoáy)”.“Từ năm 2017, tàu vũ trụ Juno đã quan sát được một cơn lốc xoáy tại cực Bắc sao Mộc vây quanh bởi tám cơn lốc xoáy khác và xếp thành một hình bát giác. Không rõ tại sao cấu trúc này ổn định tới vậy, càng không rõ cách để nó duy trì lâu đến thế”, nhóm nghiên cứu cho biết.“Các đa giác và các xoáy riêng lẻ tạo thành lốc xoáy đã ổn định trong bốn năm kể từ khi Juno phát hiện ra chúng,” nhóm nghiên cứu nói thêm. "Các mô hình đa giác quay chậm, hoặc gần như không xoay... Ngược lại, Sao Thổ chỉ có một xoáy thuận ở mỗi cực."Để có được kết quả rõ ràng hơn về cách các đa giác hình thành và ổn định như vậy, Ingersoll và các đồng nghiệp của ông đã tiến hành đo gió và động lực của thời tiết ngoài Trái đất bằng thiết bị Jovian InfraRed Auroral Mapper (JIRAM) của Juno.JIRAM có thể phát hiện chi tiết của các cực ở phạm vi 180 km (110 dặm), một độ phân giải cho thấy có một luồng gió hoạt động như một loại "nẹp" cố định vị trí các cơn lốc, đó là chìa khóa cho sự ổn định của chúng.Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không tìm ra yếu tố đối lưu trong những cơn gió sao Mộc, điều đối nghịch với các nghiên cứu lốc xoáy sao Mộc được xuất bản trước đây.Ingersoll và các đồng nghiệp kết luận rằng cần thêm các nghiên cứu trong tương lai để lý giải các dữ liệu mâu thuẫn này. Ông Ingersoll đồng thời khẳng định nghiên cứu của nhóm “tập trung vào tính xoáy và tính ổn định, cho thấy đây là một hướng nghiên cứu đúng”.Những cơn bão hình học tuyệt đẹp này chỉ là một trong nhiều quá trình bí ẩn trên Sao Mộc mà các nhà khoa học đang hy vọng sẽ thăm dò với các sứ mệnh như Juno, hoặc Kính viễn vọng Không gian James Web.Là hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời, sao Mộc không thiếu những hiện tượng kỳ lạ và độc đáo, và những hiện tượng này cũng có thể dùng làm mô hình để hiểu thêm về những quan sát tương tự trên các hành tinh khác, bao gồm cả Trái đất.Cheng Li, nhà khoa học thuộc dự án tàu vũ trụ Juno tại Đại học Michigan, và là đồng tác giả của nghiên cứu mới cho biết: “Những cơn lốc xoáy này là hiện tượng thời tiết mới chưa từng được nhìn thấy hoặc dự đoán trước đây. Thiên nhiên đang đưa ra những khái niệm vật lý mới liên quan tới chuyển động của vật chất và cách thức hoạt động của khí hậu trên các hành tinh lớn."Mời quý độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất | VTV24
Tàu vũ trụ Juno của NASA chụp những hình ảnh hồng ngoại khi bay quanh quỹ đạo của sao Mộc cho thấy những cơn lốc xoáy khổng lồ đang xuất hiện trên bề mặt sao Mộc và kỳ lạ là chúng được sắp xếp theo các hình dạng đặc biệt, trông như những bông hồng nằm ở các cực của hành tinh.
Những bức ảnh về sao Mộc được tàu vũ trụ Juno chụp và gửi về đã làm sáng tỏ dần nhiều bí ẩn trên hành tinh này. Một cơn bão lớn bao gồm 8 cơn lốc xoáy xung quanh tại cực Bắc. Trong khi đó, một cơn bão khác cũng được bao quanh bởi 5 cơn lốc tương tự, ở cực Nam.
Để lý giải hiện tượng lốc xoáy trên sao Mộc, nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi giáo sư Andrew Ingersoll bắt tay vào nghiên cứu dữ liệu do tàu thăm dò Juno gửi về. Kết quả nghiên cứu cho thấy những cơn lốc có kích cỡ tương đương nước Mỹ sinh ra bởi một vòng gió ngược hướng lốc xoáy, tạo ra “tính ổn định của mô hình đa giác (lốc xoáy)”.
“Từ năm 2017, tàu vũ trụ Juno đã quan sát được một cơn lốc xoáy tại cực Bắc sao Mộc vây quanh bởi tám cơn lốc xoáy khác và xếp thành một hình bát giác. Không rõ tại sao cấu trúc này ổn định tới vậy, càng không rõ cách để nó duy trì lâu đến thế”, nhóm nghiên cứu cho biết.
“Các đa giác và các xoáy riêng lẻ tạo thành lốc xoáy đã ổn định trong bốn năm kể từ khi Juno phát hiện ra chúng,” nhóm nghiên cứu nói thêm. "Các mô hình đa giác quay chậm, hoặc gần như không xoay... Ngược lại, Sao Thổ chỉ có một xoáy thuận ở mỗi cực."
Để có được kết quả rõ ràng hơn về cách các đa giác hình thành và ổn định như vậy, Ingersoll và các đồng nghiệp của ông đã tiến hành đo gió và động lực của thời tiết ngoài Trái đất bằng thiết bị Jovian InfraRed Auroral Mapper (JIRAM) của Juno.
JIRAM có thể phát hiện chi tiết của các cực ở phạm vi 180 km (110 dặm), một độ phân giải cho thấy có một luồng gió hoạt động như một loại "nẹp" cố định vị trí các cơn lốc, đó là chìa khóa cho sự ổn định của chúng.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không tìm ra yếu tố đối lưu trong những cơn gió sao Mộc, điều đối nghịch với các nghiên cứu lốc xoáy sao Mộc được xuất bản trước đây.
Ingersoll và các đồng nghiệp kết luận rằng cần thêm các nghiên cứu trong tương lai để lý giải các dữ liệu mâu thuẫn này. Ông Ingersoll đồng thời khẳng định nghiên cứu của nhóm “tập trung vào tính xoáy và tính ổn định, cho thấy đây là một hướng nghiên cứu đúng”.
Những cơn bão hình học tuyệt đẹp này chỉ là một trong nhiều quá trình bí ẩn trên Sao Mộc mà các nhà khoa học đang hy vọng sẽ thăm dò với các sứ mệnh như Juno, hoặc Kính viễn vọng Không gian James Web.
Là hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời, sao Mộc không thiếu những hiện tượng kỳ lạ và độc đáo, và những hiện tượng này cũng có thể dùng làm mô hình để hiểu thêm về những quan sát tương tự trên các hành tinh khác, bao gồm cả Trái đất.
Cheng Li, nhà khoa học thuộc dự án tàu vũ trụ Juno tại Đại học Michigan, và là đồng tác giả của nghiên cứu mới cho biết: “Những cơn lốc xoáy này là hiện tượng thời tiết mới chưa từng được nhìn thấy hoặc dự đoán trước đây. Thiên nhiên đang đưa ra những khái niệm vật lý mới liên quan tới chuyển động của vật chất và cách thức hoạt động của khí hậu trên các hành tinh lớn."