Trong nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Nature Astronomy số ra ngày 15/8, các nhà khoa học Nhật Bản và quốc tế đã công bố thông tin đáng chú ý về nguồn gốc của nước trên Trái đất thuở sơ khai.Để làm sáng tỏ bí ẩn này, các chuyên gia tiến hành phân tích những vật chất gồm 5,4 gram đá và hạt cát/bụi được tàu thăm dò vũ trụ Hayabusa2 của Nhật Bản thu thập từ tiểu hành tinh Ryugu và mang về Trái đất trong năm 2020.Sau thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện vật liệu hữu cơ cho thấy một số khối cấu tạo sự sống trên Trái đất - amino axit - có thể đã được hình thành trong không gian.Theo các chuyên gia, những tiểu hành tinh loại C dễ bay hơi và giàu chất hữu cơ có thể là một trong những nguồn cung cấp nước chính của Trái đất thuở sơ khai.Thông tin này đang là một chủ đề thu hút nhiều ý kiến tranh luận trong giới khoa học. Bởi lẽ, một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng vật liệu như vậy có thể có "nguồn gốc ngoài Hệ Mặt trời".Thế nhưng, họ chưa thể khẳng định đó là nguồn chất bay hơi duy nhất được chuyển tới Trái đất thuở sơ khai.Trước đó, một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết nguồn gốc nước trên Trái đất thuở sơ khai có thể rơi xuống hành tinh xanh dưới dạng hạt bụi tạo ra từ tương tác của gió Mặt trời, dòng hạt tích điện phát ra từ Mặt trời, với các thiên thể khác nhau trong Hệ Mặt trời.Theo quan điểm này, gió Mặt trời là những luồng chủ yếu có ion hydro và heli, chảy liên tục từ Mặt trời ra ngoài vũ trụ. Khi những ion hydro đó va vào một bề mặt không có không khí như một tiểu hành tinh hoặc một hạt bụi không gian, chúng sẽ xuyên qua vài chục nanomet bên dưới bề mặt. Lúc ấy, chúng có thể ảnh hưởng đến thành phần hóa học của thiên thể.Trải qua nhiều năm tháng, hiệu ứng phong hóa không gian của các ion hydro có thể đẩy đủ lượng nguyên tử ôxy từ các vật liệu trong đá để tạo ra nước vốn bị khóa bên trong tiểu hành tinh. Cơ chế này được cho là lý giải nguồn gốc, thành phần hóa học của nước trên Trái đất.Đây là một trong những quan điểm về nguồn gốc nước trên Trái đất mà giới khoa học đang nỗ lực chứng minh, tìm ra lời giải chính xác nhất.Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT1.
Trong nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Nature Astronomy số ra ngày 15/8, các nhà khoa học Nhật Bản và quốc tế đã công bố thông tin đáng chú ý về nguồn gốc của nước trên Trái đất thuở sơ khai.
Để làm sáng tỏ bí ẩn này, các chuyên gia tiến hành phân tích những vật chất gồm 5,4 gram đá và hạt cát/bụi được tàu thăm dò vũ trụ Hayabusa2 của Nhật Bản thu thập từ tiểu hành tinh Ryugu và mang về Trái đất trong năm 2020.
Sau thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện vật liệu hữu cơ cho thấy một số khối cấu tạo sự sống trên Trái đất - amino axit - có thể đã được hình thành trong không gian.
Theo các chuyên gia, những tiểu hành tinh loại C dễ bay hơi và giàu chất hữu cơ có thể là một trong những nguồn cung cấp nước chính của Trái đất thuở sơ khai.
Thông tin này đang là một chủ đề thu hút nhiều ý kiến tranh luận trong giới khoa học. Bởi lẽ, một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng vật liệu như vậy có thể có "nguồn gốc ngoài Hệ Mặt trời".
Thế nhưng, họ chưa thể khẳng định đó là nguồn chất bay hơi duy nhất được chuyển tới Trái đất thuở sơ khai.
Trước đó, một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết nguồn gốc nước trên Trái đất thuở sơ khai có thể rơi xuống hành tinh xanh dưới dạng hạt bụi tạo ra từ tương tác của gió Mặt trời, dòng hạt tích điện phát ra từ Mặt trời, với các thiên thể khác nhau trong Hệ Mặt trời.
Theo quan điểm này, gió Mặt trời là những luồng chủ yếu có ion hydro và heli, chảy liên tục từ Mặt trời ra ngoài vũ trụ. Khi những ion hydro đó va vào một bề mặt không có không khí như một tiểu hành tinh hoặc một hạt bụi không gian, chúng sẽ xuyên qua vài chục nanomet bên dưới bề mặt. Lúc ấy, chúng có thể ảnh hưởng đến thành phần hóa học của thiên thể.
Trải qua nhiều năm tháng, hiệu ứng phong hóa không gian của các ion hydro có thể đẩy đủ lượng nguyên tử ôxy từ các vật liệu trong đá để tạo ra nước vốn bị khóa bên trong tiểu hành tinh. Cơ chế này được cho là lý giải nguồn gốc, thành phần hóa học của nước trên Trái đất.
Đây là một trong những quan điểm về nguồn gốc nước trên Trái đất mà giới khoa học đang nỗ lực chứng minh, tìm ra lời giải chính xác nhất.
Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT1.