Phân tích dữ liệu mới nhất từ sứ mệnh Cassini của NASA, các nhà khoa học đã phát hiện Mimas mặt trăng nhỏ nhất và nằm trong cùng trong số 8 mặt trăng chính của Sao Thổ, có thể chứa một đại dương toàn cầu ấm áp và có sự sống bên dưới lớp vỏ băng dày."Bởi vì bề mặt Mimas bị đóng vảy rất nhiều, chúng tôi nghĩ rằng nó chỉ là một khối đóng băng. Các thế giới có đại dương nước bên trong như Enceladus hay Europa cũng vậy, có xu hướng bị đứt gãy trên bề mặt và cho thấy các dấu hiệu hoạt động địa chất", tiến sĩ Alysssa Rhoden từ Viện Nghiên cứu Tây Nam (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu về Mimas, cho biết.Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nói rằng Mimas là một dạng thế giới hoàn toàn mới. Việc phát hiện ra đại dương bí mật của mặt trăng nhỏ bé cho thấy nước và sự sống có thể có và duy trì sẽ dồi dào hơn nhiều trong hệ mặt trời của chúng ta so với suy nghĩ ban đầu.Để điều tra khả năng tồn tại một đại dương ẩn dưới bề mặt đóng băng của Mimas, các nhà nghiên cứu đã xây dựng một mô hình để xem liệu tương tác hấp dẫn của nó với sao Thổ có thể tạo ra các lực thủy triều cần thiết để làm nóng bên trong mặt trăng, giữ cho nước ở dưới 15 đến 20 km của nó.Lớp vỏ băng bên ngoài dày (24 đến 31 km) đủ ấm để vẫn ở trạng thái lỏng. Luồng nhiệt từ bề mặt phản ánh rất rõ ràng độ dày của vỏ băng, nên giả thuyết này có thể dễ dàng được tàu Cassini của NASA xác minh."Nếu Mimas có đại dương, nó đại diện cho một lớp thế giới đại dương nhỏ, "tàng hình" với bề mặt không phản bội sự tồn tại của đại dương", tác giả đầu tiên của nghiên cứu Alyssa Rhoden, nhà địa vật lý tại Viện nghiên cứu Tây Nam ở San Antonio, Texas, Mỹ cho biết."Hóa ra, bề mặt của Mimas đã đánh lừa chúng ta, và hiểu biết mới của chúng tôi đã mở rộng đáng kể về một thế giới có thể sinh sống được trong hệ mặt trời của chúng ta và hơn thế nữa", cô nói thêm.Mimas nhỏ nhất và nằm trong cùng của các mặt trăng chính quy của Sao Thổ. Nó được phát hiện vào năm 1789 bởi nhà thiên văn học người AnhWilliam Herschel và được đặt tên cho một trong những Người khổng lồ (Gigantes) trong thần thoại Hy Lạp.Khi tàu vũ trụ Voyager của NASA gửi những hình ảnh chi tiết đầu tiên của Mimas vào những năm 1980, các nhà khoa học và công chúng đã bị sốc bởi nó trông giống hệt Death Star trong bộ phim Star Wars (1977).Vệ tinh Mimas của Sao Thổ (đường kính 392 km) có một “vết sẹo” rất lớn trên bề mặt là núi lửa Herschel (đặt tên theo William Herschel, người phát hiện ra vệ tinh này vào năm 1789).Dự án Cassini là kết quả của sự kết hợp giữa các Cơ quan hàng không vũ trụ của Mỹ (NASA), châu Âu (Esa) và Italy (ASI). Dự án được đặt theo tên nhà thiên văn học người Italy – Giovanni Domenico Cassini, người phát hiện ra 4 vệ tinh lớn của Sao Thổ).Bằng cách nghiên cứu khả năng hỗ trợ đại dương của mặt trăng, các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn về các mặt trăng tiềm ẩn khác của đại dương nằm xa hơn trong hệ mặt trời của chúng ta, chẳng hạn như mặt trăng của sao Thiên Vương.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Phân tích dữ liệu mới nhất từ sứ mệnh Cassini của NASA, các nhà khoa học đã phát hiện Mimas mặt trăng nhỏ nhất và nằm trong cùng trong số 8 mặt trăng chính của Sao Thổ, có thể chứa một đại dương toàn cầu ấm áp và có sự sống bên dưới lớp vỏ băng dày.
"Bởi vì bề mặt Mimas bị đóng vảy rất nhiều, chúng tôi nghĩ rằng nó chỉ là một khối đóng băng. Các thế giới có đại dương nước bên trong như Enceladus hay Europa cũng vậy, có xu hướng bị đứt gãy trên bề mặt và cho thấy các dấu hiệu hoạt động địa chất", tiến sĩ Alysssa Rhoden từ Viện Nghiên cứu Tây Nam (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu về Mimas, cho biết.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nói rằng Mimas là một dạng thế giới hoàn toàn mới. Việc phát hiện ra đại dương bí mật của mặt trăng nhỏ bé cho thấy nước và sự sống có thể có và duy trì sẽ dồi dào hơn nhiều trong hệ mặt trời của chúng ta so với suy nghĩ ban đầu.
Để điều tra khả năng tồn tại một đại dương ẩn dưới bề mặt đóng băng của Mimas, các nhà nghiên cứu đã xây dựng một mô hình để xem liệu tương tác hấp dẫn của nó với sao Thổ có thể tạo ra các lực thủy triều cần thiết để làm nóng bên trong mặt trăng, giữ cho nước ở dưới 15 đến 20 km của nó.
Lớp vỏ băng bên ngoài dày (24 đến 31 km) đủ ấm để vẫn ở trạng thái lỏng. Luồng nhiệt từ bề mặt phản ánh rất rõ ràng độ dày của vỏ băng, nên giả thuyết này có thể dễ dàng được tàu Cassini của NASA xác minh.
"Nếu Mimas có đại dương, nó đại diện cho một lớp thế giới đại dương nhỏ, "tàng hình" với bề mặt không phản bội sự tồn tại của đại dương", tác giả đầu tiên của nghiên cứu Alyssa Rhoden, nhà địa vật lý tại Viện nghiên cứu Tây Nam ở San Antonio, Texas, Mỹ cho biết.
"Hóa ra, bề mặt của Mimas đã đánh lừa chúng ta, và hiểu biết mới của chúng tôi đã mở rộng đáng kể về một thế giới có thể sinh sống được trong hệ mặt trời của chúng ta và hơn thế nữa", cô nói thêm.
Mimas nhỏ nhất và nằm trong cùng của các mặt trăng chính quy của Sao Thổ. Nó được phát hiện vào năm 1789 bởi nhà thiên văn học người AnhWilliam Herschel và được đặt tên cho một trong những Người khổng lồ (Gigantes) trong thần thoại Hy Lạp.
Khi tàu vũ trụ Voyager của NASA gửi những hình ảnh chi tiết đầu tiên của Mimas vào những năm 1980, các nhà khoa học và công chúng đã bị sốc bởi nó trông giống hệt Death Star trong bộ phim Star Wars (1977).
Vệ tinh Mimas của Sao Thổ (đường kính 392 km) có một “vết sẹo” rất lớn trên bề mặt là núi lửa Herschel (đặt tên theo William Herschel, người phát hiện ra vệ tinh này vào năm 1789).
Dự án Cassini là kết quả của sự kết hợp giữa các Cơ quan hàng không vũ trụ của Mỹ (NASA), châu Âu (Esa) và Italy (ASI). Dự án được đặt theo tên nhà thiên văn học người Italy – Giovanni Domenico Cassini, người phát hiện ra 4 vệ tinh lớn của Sao Thổ).
Bằng cách nghiên cứu khả năng hỗ trợ đại dương của mặt trăng, các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn về các mặt trăng tiềm ẩn khác của đại dương nằm xa hơn trong hệ mặt trời của chúng ta, chẳng hạn như mặt trăng của sao Thiên Vương.