Sinh vật sở hữu "siêu năng lực" bí ẩn mà nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà sinh vật học Jessica Sieger từ Trường Đại học Stuttgart - Đức tìm ra chính là Tardigrades, "quái vật bất tử" còn được gọi là "bọ gấu nước".Được các nhà khoa học so sánh với "công chúa ngủ trong rừng", Tardigrades có vẻ ngoài kỳ dị, nhỏ bé này từng được các nhà khoa học khắp thế giới tìm thấy trong tình trạng khỏe mạnh ở những nơi cực đoan nhất: Giữa sông băng, trong hồ núi lửa sôi sùng sục, giữa hoang mạc không nước, vùi dưới nơi không có không khí.Tardigrada là một sinh vật có 8 chân, kích thước trung khoảng 0,5 mm nên chỉ nhìn được dưới kính hiển vi. Giới khoa học nhận định rằng một loại protein chỉ có trong cơ thể của gấu nước, có tên là Dsup (protein ức chế tổn thương), đã giúp bảo vệ cơ thể chúng không bị tổn hại trong môi trường khắc nghiệt.Một vài thí nghiệm thậm chí cho thấy chúng có thể sống sót khi tiếp xúc với hóa chất độc hại cực cao và cả không gian ngoài Trái đất.Cũng trong các nghiên cứu trước, các nhà khoa học đã ghi nhận các cá thể Tardigrades bị đóng băng 30 năm vẫn sống lại khỏe mạnh sau khi được rã đông.Nghiên cứu mới chỉ ra một điều gây sốc hơn: Khi được rã đông, thực ra chúng vẫn còn trẻ trung như 30 năm trước.Để tìm hiểu và chứng minh, nhóm của tiến sĩ Sieger đã nuôi 2 nhóm Tardigrades thuộc loài Milnesium inceptum.Nhóm thứ nhất được đông lạnh luân phiên hàng tuần ở nhiệt độ âm 30 độ C, sau đó lại rã đông và cho ăn ở 20 độ C; chu kỳ bị đóng băng - rã đông và cho ăn cứ tiếp diễn cho tới khi chúng chết. Nhóm thứ 2 được nuôi bình thường trong nhiệt độ phòng để làm đối chứng.Kết quả hết sức bất ngờ: Những con Tardigrades thuộc nhóm thứ nhất, gồm 716 con, có tuổi thọ trung bình cao hơn gấp đôi so với những con sống trong điều kiện bình thường.Bí ẩn nằm trong các giai đoạn chúng bị đóng băng: Thời gian của chúng ngừng trôi, theo nghĩa đen. Các tác giả xác định một quá trình ngủ đông cực đoan gọi là cryobiosis, trong đó các con Tardigrades đã ngừng hoàn toàn đồng hồ sinh học của chúng.Như vậy chúng không hề già đi khi ngủ đông, trong khi những con Tardigrades không bị đóng băng vẫn liên tục già đi. Không khác những gì truyện cổ tích mô tả về công chúa ngủ trong rừng. Sau nhiều giấc ngủ đông dài, nhóm Tardigrades thứ nhất vô tình đã trẻ hơn về tuổi sinh học so với nhóm đối chứng, vì thế chúng sống lâu hơn.Kết quả này cũng góp thêm lời giải thích về cách mà Tardigrades đã vượt qua những môi trường khó sống nhất thế giới, bao gồm những giai đoạn không có không khí, thức ăn... nhưng vẫn hồi sinh ngoạn mục.>>>Xem thêm video: Sinh vật “lạ” cắn phá vườn dừa một cách bí ẩn (Nguồn: THDT).
Sinh vật sở hữu "siêu năng lực" bí ẩn mà nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà sinh vật học Jessica Sieger từ Trường Đại học Stuttgart - Đức tìm ra chính là Tardigrades, "quái vật bất tử" còn được gọi là "bọ gấu nước".
Được các nhà khoa học so sánh với "công chúa ngủ trong rừng", Tardigrades có vẻ ngoài kỳ dị, nhỏ bé này từng được các nhà khoa học khắp thế giới tìm thấy trong tình trạng khỏe mạnh ở những nơi cực đoan nhất: Giữa sông băng, trong hồ núi lửa sôi sùng sục, giữa hoang mạc không nước, vùi dưới nơi không có không khí.
Tardigrada là một sinh vật có 8 chân, kích thước trung khoảng 0,5 mm nên chỉ nhìn được dưới kính hiển vi. Giới khoa học nhận định rằng một loại protein chỉ có trong cơ thể của gấu nước, có tên là Dsup (protein ức chế tổn thương), đã giúp bảo vệ cơ thể chúng không bị tổn hại trong môi trường khắc nghiệt.
Một vài thí nghiệm thậm chí cho thấy chúng có thể sống sót khi tiếp xúc với hóa chất độc hại cực cao và cả không gian ngoài Trái đất.
Cũng trong các nghiên cứu trước, các nhà khoa học đã ghi nhận các cá thể Tardigrades bị đóng băng 30 năm vẫn sống lại khỏe mạnh sau khi được rã đông.
Nghiên cứu mới chỉ ra một điều gây sốc hơn: Khi được rã đông, thực ra chúng vẫn còn trẻ trung như 30 năm trước.
Để tìm hiểu và chứng minh, nhóm của tiến sĩ Sieger đã nuôi 2 nhóm Tardigrades thuộc loài Milnesium inceptum.
Nhóm thứ nhất được đông lạnh luân phiên hàng tuần ở nhiệt độ âm 30 độ C, sau đó lại rã đông và cho ăn ở 20 độ C; chu kỳ bị đóng băng - rã đông và cho ăn cứ tiếp diễn cho tới khi chúng chết. Nhóm thứ 2 được nuôi bình thường trong nhiệt độ phòng để làm đối chứng.
Kết quả hết sức bất ngờ: Những con Tardigrades thuộc nhóm thứ nhất, gồm 716 con, có tuổi thọ trung bình cao hơn gấp đôi so với những con sống trong điều kiện bình thường.
Bí ẩn nằm trong các giai đoạn chúng bị đóng băng: Thời gian của chúng ngừng trôi, theo nghĩa đen. Các tác giả xác định một quá trình ngủ đông cực đoan gọi là cryobiosis, trong đó các con Tardigrades đã ngừng hoàn toàn đồng hồ sinh học của chúng.
Như vậy chúng không hề già đi khi ngủ đông, trong khi những con Tardigrades không bị đóng băng vẫn liên tục già đi. Không khác những gì truyện cổ tích mô tả về công chúa ngủ trong rừng. Sau nhiều giấc ngủ đông dài, nhóm Tardigrades thứ nhất vô tình đã trẻ hơn về tuổi sinh học so với nhóm đối chứng, vì thế chúng sống lâu hơn.
Kết quả này cũng góp thêm lời giải thích về cách mà Tardigrades đã vượt qua những môi trường khó sống nhất thế giới, bao gồm những giai đoạn không có không khí, thức ăn... nhưng vẫn hồi sinh ngoạn mục.
>>>Xem thêm video: Sinh vật “lạ” cắn phá vườn dừa một cách bí ẩn (Nguồn: THDT).