Patagorhynchus pascuali, họ hàng của thú mỏ vịt ngày nay, sống ở khu vực ngày nay là Patagonia, miền nam Argentina, vào cuối kỷ Phấn trắng (khoảng 70 triệu năm trước). Vào thời điểm đó, Argentina là một phần của Gondwana, một siêu lục địa cổ đại ở Nam bán cầu.Patagorhynchus pascuali thuộc về bộ Monotremata (bộ Đơn huyệt), một nhóm động vật có vú đẻ trứng, đại diện là thú mỏ vịt và thú lông nhím ngày nay, là loài đặc hữu của Úc và các đảo lân cận.Tiến sĩ Nicolás Chimento, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Argentino de Ciencias Naturales cho biết: "Sự xuất hiện của các động vật Đơn huyệt sớm trong Kỷ Phấn trắng sớm tại Úc đã dẫn đến sự đồng thuận rằng nhánh này bắt nguồn từ lục địa đó, sau đó mới di chuyển đến Nam Mỹ."Răng hàm dưới thứ hai của Patagorhynchus pascuali được thu thập từ địa điểm Hang Puma thuộc Hệ tầng Chorrillo, được cắt ra ở tỉnh Santa Cruz, Patagonia, Argentina.Các nhà nghiên cứu lưu ý: "Phát hiện này mở rộng danh sách các loài động vật có vú được ghi nhận ở Chorrillo và ở miền nam Nam Mỹ."Mẫu vật mới được tìm thấy cùng với phần còn lại hóa thạch của động vật có vú sơ khai như: ếch, rùa, rắn, khủng long chân chim, sauropod và theropod, chim, thực vật thủy sinh, ốc nước ngọt và ấu trùng phong phú của côn trùng chironomid,...Từ đó, các nhà khoa học kết luận: "Khả năng Patagorhynchus pascuali đã có được các đặc điểm sinh thái và hành vi tương tự như đặc điểm của thú mỏ vịt ngày nay, sống ở ao và hồ, phù hợp với bằng chứng trầm tích cho thấy rằng những môi trường như vậy phổ biến trong quá trình lắng đọng của Hệ tầng Chorrillo".Patagorhynchus pascuali cũng có các đặc điểm độc đáo không có ở các động vật đơn huyệt khác, và có thể được coi là tự dị hình (đặc điểm có nguồn gốc duy nhất đối với một loài nhất định) trong số những sinh vật này."Trong bối cảnh này, sự hiện diện của động vật đơn huyệt có răng trong Thế Paleocen sớm của Patagonia được hiểu là kết quả của sự phân tán đơn lẻ của động vật đơn huyệt từ Úc đến Nam Mỹ, trước hoặc trong Kỷ Phấn trắng muộn hoặc đầu Thế Paleocen."“Việc phát hiện ra Patagorhynchus pascuali chứng minh rõ ràng rằng các đơn huyệt đã đạt được sự phân bố địa lý rộng rãi, trải dài khắp miền nam Nam Mỹ, Úc và Nam Cực, cấu thành một nhánh đặc trưng của Tỉnh Cổ địa sinh học Weddelian”, các nhà nghiên cứu kết luận.
Patagorhynchus pascuali, họ hàng của thú mỏ vịt ngày nay, sống ở khu vực ngày nay là Patagonia, miền nam Argentina, vào cuối kỷ Phấn trắng (khoảng 70 triệu năm trước). Vào thời điểm đó, Argentina là một phần của Gondwana, một siêu lục địa cổ đại ở Nam bán cầu.
Patagorhynchus pascuali thuộc về bộ Monotremata (bộ Đơn huyệt), một nhóm động vật có vú đẻ trứng, đại diện là thú mỏ vịt và thú lông nhím ngày nay, là loài đặc hữu của Úc và các đảo lân cận.
Tiến sĩ Nicolás Chimento, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Argentino de Ciencias Naturales cho biết: "Sự xuất hiện của các động vật Đơn huyệt sớm trong Kỷ Phấn trắng sớm tại Úc đã dẫn đến sự đồng thuận rằng nhánh này bắt nguồn từ lục địa đó, sau đó mới di chuyển đến Nam Mỹ."
Răng hàm dưới thứ hai của Patagorhynchus pascuali được thu thập từ địa điểm Hang Puma thuộc Hệ tầng Chorrillo, được cắt ra ở tỉnh Santa Cruz, Patagonia, Argentina.
Các nhà nghiên cứu lưu ý: "Phát hiện này mở rộng danh sách các loài động vật có vú được ghi nhận ở Chorrillo và ở miền nam Nam Mỹ."
Mẫu vật mới được tìm thấy cùng với phần còn lại hóa thạch của động vật có vú sơ khai như: ếch, rùa, rắn, khủng long chân chim, sauropod và theropod, chim, thực vật thủy sinh, ốc nước ngọt và ấu trùng phong phú của côn trùng chironomid,...
Từ đó, các nhà khoa học kết luận: "Khả năng Patagorhynchus pascuali đã có được các đặc điểm sinh thái và hành vi tương tự như đặc điểm của thú mỏ vịt ngày nay, sống ở ao và hồ, phù hợp với bằng chứng trầm tích cho thấy rằng những môi trường như vậy phổ biến trong quá trình lắng đọng của Hệ tầng Chorrillo".
Patagorhynchus pascuali cũng có các đặc điểm độc đáo không có ở các động vật đơn huyệt khác, và có thể được coi là tự dị hình (đặc điểm có nguồn gốc duy nhất đối với một loài nhất định) trong số những sinh vật này.
"Trong bối cảnh này, sự hiện diện của động vật đơn huyệt có răng trong Thế Paleocen sớm của Patagonia được hiểu là kết quả của sự phân tán đơn lẻ của động vật đơn huyệt từ Úc đến Nam Mỹ, trước hoặc trong Kỷ Phấn trắng muộn hoặc đầu Thế Paleocen."
“Việc phát hiện ra Patagorhynchus pascuali chứng minh rõ ràng rằng các đơn huyệt đã đạt được sự phân bố địa lý rộng rãi, trải dài khắp miền nam Nam Mỹ, Úc và Nam Cực, cấu thành một nhánh đặc trưng của Tỉnh Cổ địa sinh học Weddelian”, các nhà nghiên cứu kết luận.