Một nghiên cứu mới đây từ các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Úc (ANU) cho biết, Trái Đất có 5 lớp cơ bản thay vì 4 lớp như hiểu biết trước đây.Khái niệm địa lý cơ bản là Trái Đất được chia thành 4 lớp: lớp vỏ, lớp manti, lõi ngoài và lõi trong. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu phát hiện một cấu trúc nằm sâu nhất: lõi trong cùng.Những phân tích sâu hơn về lớp vỏ này có thể giúp ta hiểu thêm về lịch sử Trái Đất cũng như từng bước tiến hóa của nó. Từ lâu, các nhà khoa học nghi ngờ về sự tồn tại của một lớp vỏ thứ năm, nhiều người cho rằng lõi trong được cấu thành từ hai lớp.Theo tiến sĩ Joanne Stepheson, tác giả chính của nghiên cứu, họ đã sử dụng dữ liệu thời gian di chuyển của các sóng địa chấn bên trong Trái Đất do Trung tâm Địa chấn Quốc tế ghi lại.Sau đó, họ dùng hàng ngàn thuật toán nhằm phát hiện ra các bằng chứng về sự thay đổi trong cấu trúc ở tận lõi Trái Đất. Cuối cùng, họ phát hiện ra hành tinh có đến 2 sự kiện nguội lạnh riêng biệt chứ không phải 1 như đã biết.Trong đó, sự kiện nguội lạnh chưa từng biết xảy ra tận khi Trái Đất còn sơ sinh, khoảng 4,5 tỉ năm trước. Vì thế, địa cầu có thêm 1 lớp lõi.Các nhà khoa học cho biết công trình của họ chỉ ra lõi trong cùng này có thể đạt nhiệt độ 5.000 - 5.700 độ C và tương đối nhỏ, chỉ chiếm 1% thể tích Trái Đất và có thể cũng là sắt nóng chảy.Sự tồn tại của nó đã được đề xuất cách đây vài thập kỷ nhưng mới chỉ là giả thuyết. Đây là lần đầu nó được chứng minh.Khoảng 4,6 tỷ năm trước, Trái Đất thành hình. Hành trình bắt đầu với lõi rắn cấu thành từ các vụ va chạm của những nguyên tố nặng. Bọc lấy lõi rắn bên trong là lõi ngoài được tạo nên từ hợp kim dạng lỏng của sắt và kền, dày 2.180 km.Trên lõi là lớp manti cấu thành từ đá silicat giàu magie và sắt, đây là lớp vỏ Trái Đất dày nhất với số đo lên tới 2.900 km.Lớp mỏng nhất và “dễ vỡ” nhất là lớp vỏ, chứa thành phần là vỏ đại dương và vỏ lục địa. Lớp vỏ Trái Đất chỉ chiếm chưa đầy 1% thể tích Hành tinh Xanh.Khám phá này khiến các nhà khoa học tin rằng việc cấu trúc lõi thay đổi gây ra bởi một sự kiện lớn nào đó trong lịch sử Trái Đất. Tuy nhiên vẫn cần thêm những nghiên cứu khác để tìm thêm thông tin về cách Trái Đất hình thành, và tại sao lõi hành tinh lại “chia” thành hai nửa.Mời các bạn xem video: Những bí ẩn về Trái đất chưa có lời giải đáp. Nguồn: Neews.
Một nghiên cứu mới đây từ các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Úc (ANU) cho biết, Trái Đất có 5 lớp cơ bản thay vì 4 lớp như hiểu biết trước đây.
Khái niệm địa lý cơ bản là Trái Đất được chia thành 4 lớp: lớp vỏ, lớp manti, lõi ngoài và lõi trong. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu phát hiện một cấu trúc nằm sâu nhất: lõi trong cùng.
Những phân tích sâu hơn về lớp vỏ này có thể giúp ta hiểu thêm về lịch sử Trái Đất cũng như từng bước tiến hóa của nó. Từ lâu, các nhà khoa học nghi ngờ về sự tồn tại của một lớp vỏ thứ năm, nhiều người cho rằng lõi trong được cấu thành từ hai lớp.
Theo tiến sĩ Joanne Stepheson, tác giả chính của nghiên cứu, họ đã sử dụng dữ liệu thời gian di chuyển của các sóng địa chấn bên trong Trái Đất do Trung tâm Địa chấn Quốc tế ghi lại.
Sau đó, họ dùng hàng ngàn thuật toán nhằm phát hiện ra các bằng chứng về sự thay đổi trong cấu trúc ở tận lõi Trái Đất. Cuối cùng, họ phát hiện ra hành tinh có đến 2 sự kiện nguội lạnh riêng biệt chứ không phải 1 như đã biết.
Trong đó, sự kiện nguội lạnh chưa từng biết xảy ra tận khi Trái Đất còn sơ sinh, khoảng 4,5 tỉ năm trước. Vì thế, địa cầu có thêm 1 lớp lõi.
Các nhà khoa học cho biết công trình của họ chỉ ra lõi trong cùng này có thể đạt nhiệt độ 5.000 - 5.700 độ C và tương đối nhỏ, chỉ chiếm 1% thể tích Trái Đất và có thể cũng là sắt nóng chảy.
Sự tồn tại của nó đã được đề xuất cách đây vài thập kỷ nhưng mới chỉ là giả thuyết. Đây là lần đầu nó được chứng minh.
Khoảng 4,6 tỷ năm trước, Trái Đất thành hình. Hành trình bắt đầu với lõi rắn cấu thành từ các vụ va chạm của những nguyên tố nặng. Bọc lấy lõi rắn bên trong là lõi ngoài được tạo nên từ hợp kim dạng lỏng của sắt và kền, dày 2.180 km.
Trên lõi là lớp manti cấu thành từ đá silicat giàu magie và sắt, đây là lớp vỏ Trái Đất dày nhất với số đo lên tới 2.900 km.
Lớp mỏng nhất và “dễ vỡ” nhất là lớp vỏ, chứa thành phần là vỏ đại dương và vỏ lục địa. Lớp vỏ Trái Đất chỉ chiếm chưa đầy 1% thể tích Hành tinh Xanh.
Khám phá này khiến các nhà khoa học tin rằng việc cấu trúc lõi thay đổi gây ra bởi một sự kiện lớn nào đó trong lịch sử Trái Đất. Tuy nhiên vẫn cần thêm những nghiên cứu khác để tìm thêm thông tin về cách Trái Đất hình thành, và tại sao lõi hành tinh lại “chia” thành hai nửa.