Việc tìm ra thứ gì đủ mạnh mẽ đế cung cấp cho các thế giới những kim loại quý là câu hỏi mà các nhà vũ trụ học cố giải đáp trong thời gian qua. Để một nguyên tố nặng như vàng, bạch kim ra đời, các proton trong nguyên tử cần được ép dưới một năng lượng khổng lồ.Trước đây có 2 giả thuyết được ủng hộ nhất về thứ tạo ra vàng và bạch kim: một là vụ hợp nhất của 2 sao neutron, hai là sự hợp nhất giữa một sao neutron và một lỗ đen.Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học New Hampshire, Mỹ đã khẳng định giả thuyết thứ nhất là hợp lý, dựa trên sự so sánh sản lượng kim loại nặng giữa mô hình 2 dạng hợp nhất.Sao neutron vốn đã mạnh, vì vậy sự va chạm và hợp nhất 2 "quái vật" đồng dạng sẽ càng tạo ra một trường năng lượng khủng khiếp hơn, ép các proton trong nguyên tử lại nhau để tạo nên các nguyên tố nặng.Năng lượng càng mạnh càng tạo ra thứ nặng hơn, mà đỉnh điểm là vàng và bạch kim.Nguồn gốc từ vụ hợp nhất sao neutron và lỗ đen bị loại bỏ vì lý do đơn giản: dù cũng là 2 "quái vật" siêu năng lượng, nhưng mô hình cho thấy lỗ đen rất có thể sẽ phóng ra tia lửa và phun mất các kim loại nặng trước khi nuốt chửng luôn sao neutron.Sao neutron là một dạng trong vài khả năng kết thúc của quá trình tiến hoá sao. Một sao neutron được hình thành từ những gì còn lại của vụ sụp đổ một ngôi sao lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh Kiểu II hay Kiểu Ib hay Kiểu Ic.Một sao neutron có khối lượng ít nhất 1,1 cho đến 3 lần khối lượng Mặt trời. Khối lượng lớn nhất của một sao neutron từng được quan sát là 2,01 lần Mặt Trời.Thông thường, các ngôi sao đặc có khối lượng nhỏ hơn 1,39 lần khối lượng Mặt Trời (giới hạn Chandrasekhar) là các sao lùn trắng, trong khi đó một ngôi sao đặc với khối lượng khoảng 1,4 đến 3 lần khối lượng mặt trời (giới hạn Tolman-Oppenheimer-Volkoff) sẽ là sao neutron.Sao neutron vốn nhỏ bé nhưng là "quái vật" ngoại hạng của vũ trụ. Nó thường là sản phẩm từ 2 lần chết đi của một ngôi sao khổng lồ.Sao neutron gom góp siêu năng lượng từ vật thể sống trước đó để trở thành một thứ nhỏ bé nhưng mang siêu năng lượng, với từ trường mạnh khoảng 1 tỉ lần Trái Đất.Trong thực tế, nó đủ mạnh để uốn cong đáng kể bức xạ từ ngôi sao trong một quá trình được gọi là thấu kính hấp dẫn, cho phép các nhà thiên văn cho thấy một số mặt sau của ngôi sao.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Việc tìm ra thứ gì đủ mạnh mẽ đế cung cấp cho các thế giới những kim loại quý là câu hỏi mà các nhà vũ trụ học cố giải đáp trong thời gian qua. Để một nguyên tố nặng như vàng, bạch kim ra đời, các proton trong nguyên tử cần được ép dưới một năng lượng khổng lồ.
Trước đây có 2 giả thuyết được ủng hộ nhất về thứ tạo ra vàng và bạch kim: một là vụ hợp nhất của 2 sao neutron, hai là sự hợp nhất giữa một sao neutron và một lỗ đen.
Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học New Hampshire, Mỹ đã khẳng định giả thuyết thứ nhất là hợp lý, dựa trên sự so sánh sản lượng kim loại nặng giữa mô hình 2 dạng hợp nhất.
Sao neutron vốn đã mạnh, vì vậy sự va chạm và hợp nhất 2 "quái vật" đồng dạng sẽ càng tạo ra một trường năng lượng khủng khiếp hơn, ép các proton trong nguyên tử lại nhau để tạo nên các nguyên tố nặng.
Năng lượng càng mạnh càng tạo ra thứ nặng hơn, mà đỉnh điểm là vàng và bạch kim.
Nguồn gốc từ vụ hợp nhất sao neutron và lỗ đen bị loại bỏ vì lý do đơn giản: dù cũng là 2 "quái vật" siêu năng lượng, nhưng mô hình cho thấy lỗ đen rất có thể sẽ phóng ra tia lửa và phun mất các kim loại nặng trước khi nuốt chửng luôn sao neutron.
Sao neutron là một dạng trong vài khả năng kết thúc của quá trình tiến hoá sao. Một sao neutron được hình thành từ những gì còn lại của vụ sụp đổ một ngôi sao lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh Kiểu II hay Kiểu Ib hay Kiểu Ic.
Một sao neutron có khối lượng ít nhất 1,1 cho đến 3 lần khối lượng Mặt trời. Khối lượng lớn nhất của một sao neutron từng được quan sát là 2,01 lần Mặt Trời.
Thông thường, các ngôi sao đặc có khối lượng nhỏ hơn 1,39 lần khối lượng Mặt Trời (giới hạn Chandrasekhar) là các sao lùn trắng, trong khi đó một ngôi sao đặc với khối lượng khoảng 1,4 đến 3 lần khối lượng mặt trời (giới hạn Tolman-Oppenheimer-Volkoff) sẽ là sao neutron.
Sao neutron vốn nhỏ bé nhưng là "quái vật" ngoại hạng của vũ trụ. Nó thường là sản phẩm từ 2 lần chết đi của một ngôi sao khổng lồ.
Sao neutron gom góp siêu năng lượng từ vật thể sống trước đó để trở thành một thứ nhỏ bé nhưng mang siêu năng lượng, với từ trường mạnh khoảng 1 tỉ lần Trái Đất.
Trong thực tế, nó đủ mạnh để uốn cong đáng kể bức xạ từ ngôi sao trong một quá trình được gọi là thấu kính hấp dẫn, cho phép các nhà thiên văn cho thấy một số mặt sau của ngôi sao.