Các nhà nghiên cứu đã phân tích khả năng của những con quạ trong các nhiệm vụ thử nghiệm để kiểm tra sự hiểu biết của chúng về thế giới vật chất và cách chúng tương tác với những con quạ khác. Họ đã kiểm tra kỹ năng nhận thức của tám con quạ 4, 8, 12 và 16 tháng tuổi bằng một loạt thí nghiệm.Các kỹ năng mà các tác giả nghiên cứu bao gồm trí nhớ không gian, tính lâu dài của đối tượng - hiểu rằng một đối tượng vẫn tồn tại khi nó khuất tầm nhìn, hiểu các số tương đối và phép cộng. Các nhà khoa học cũng xem xét khả năng giao tiếp và học hỏi.Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, khả năng nhận thức của quạ từ 4 đến 16 tháng tuổi là tương tự nhau, cho thấy tốc độ phát triển các kỹ năng nhận thức của chúng là tương đối nhanh và gần hoàn thiện khi được 4 tháng tuổi.Các nhà nghiên cứu đã so sánh khả năng nhận thức của những con quạ với 106 con tinh tinh và 32 con đười ươi đã hoàn thành các nhiệm vụ tương tự trong một nghiên cứu trước đó. Họ phát hiện ra rằng ngoại trừ trí nhớ không gian, hoạt động nhận thức của quạ rất giống với đười ươi và tinh tinh.Nhiều nghiên cứu cho thấy, quạ đen có thể nhận biết được khuôn mặt con người. Nhóm nghiên cứu của Marzluff đã bắt những con quạ, gắn chip cho chúng rồi thả ra. Sau đó, mỗi người trong nhóm đeo một mặt nạ khác nhau. Thật bất ngờ, những con quạ bắt đầu tấn công những người đeo mặt nạ này, nhưng chỉ với người nào đã từng gây hấn với chúng.Các nghiên cứu cho thấy, cả những con quạ chưa bao giờ bị bắt bởi một người vẫn sẽ tấn công người đó. Câu hỏi đặt ra là làm sao chúng biết được người này đã bắt những con quạ khác? Nguyên nhân là vì chúng có thể giao tiếp với nhau thông qua cường độ, nhịp điệu và thời gian phát ra tiếng kêu. Đây là một trong những minh chứng tiêu biểu nhất cho sự thông minh của loài quạ.Quạ đen có khả năng ghi nhớ và thuật lại cho những con quạ khác về hành động của bạn. Ở thí nghiệm của Marzluff cho thấy, quạ mẹ truyền lại cho quạ con biết các nhà khoa học mang mặt nạ thường quấy rầy chúng.Quạ đen là một trong số ít động vật biết tạo ra công cụ. Chúng sử dụng gậy làm giáo, dùng mỏ để uốn dây, mặc dù chúng chưa từng thấy qua cách làm.Sau khi kiếm được thức ăn, quạ sẽ quan sát xung quanh để chắc chắn rằng không có ai nhìn thấy nó. Nếu phát hiện một con vật khác đang lăm le thức ăn của mình, chúng sẽ giả vờ chôn thức ăn ở đó, nhưng thực sự lại giấu vào bộ lông và bay đi tìm địa điểm khác.Những con quạ thích nghi với cuộc sống hiện đại của con người rất nhanh chóng. Chúng quan sát và học hỏi từ những gì con người làm hàng ngày. Những con quạ sống ở các đô thị thường thu thập các loại hạt và thả xuống mặt đường. Mục đích của việc này là mượn sức của ô tô làm vỡ hạt.Mặc dù quạ không có khả năng làm những bài kiểm tra hay học tập như con người, nhưng chúng vẫn hiểu được các khái niệm trừu tượng. Tại trụ sở Moscow, những con quạ được huấn luyện để ghép các vật phẩm tương tự (có cùng hình dạng, màu sắc, số lượng). Sau đó, quạ được huấn luyện để nhận biết các vật phẩm có mối liên hệ với nhau.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích khả năng của những con quạ trong các nhiệm vụ thử nghiệm để kiểm tra sự hiểu biết của chúng về thế giới vật chất và cách chúng tương tác với những con quạ khác. Họ đã kiểm tra kỹ năng nhận thức của tám con quạ 4, 8, 12 và 16 tháng tuổi bằng một loạt thí nghiệm.
Các kỹ năng mà các tác giả nghiên cứu bao gồm trí nhớ không gian, tính lâu dài của đối tượng - hiểu rằng một đối tượng vẫn tồn tại khi nó khuất tầm nhìn, hiểu các số tương đối và phép cộng. Các nhà khoa học cũng xem xét khả năng giao tiếp và học hỏi.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, khả năng nhận thức của quạ từ 4 đến 16 tháng tuổi là tương tự nhau, cho thấy tốc độ phát triển các kỹ năng nhận thức của chúng là tương đối nhanh và gần hoàn thiện khi được 4 tháng tuổi.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh khả năng nhận thức của những con quạ với 106 con tinh tinh và 32 con đười ươi đã hoàn thành các nhiệm vụ tương tự trong một nghiên cứu trước đó. Họ phát hiện ra rằng ngoại trừ trí nhớ không gian, hoạt động nhận thức của quạ rất giống với đười ươi và tinh tinh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, quạ đen có thể nhận biết được khuôn mặt con người. Nhóm nghiên cứu của Marzluff đã bắt những con quạ, gắn chip cho chúng rồi thả ra. Sau đó, mỗi người trong nhóm đeo một mặt nạ khác nhau. Thật bất ngờ, những con quạ bắt đầu tấn công những người đeo mặt nạ này, nhưng chỉ với người nào đã từng gây hấn với chúng.
Các nghiên cứu cho thấy, cả những con quạ chưa bao giờ bị bắt bởi một người vẫn sẽ tấn công người đó. Câu hỏi đặt ra là làm sao chúng biết được người này đã bắt những con quạ khác? Nguyên nhân là vì chúng có thể giao tiếp với nhau thông qua cường độ, nhịp điệu và thời gian phát ra tiếng kêu. Đây là một trong những minh chứng tiêu biểu nhất cho sự thông minh của loài quạ.
Quạ đen có khả năng ghi nhớ và thuật lại cho những con quạ khác về hành động của bạn. Ở thí nghiệm của Marzluff cho thấy, quạ mẹ truyền lại cho quạ con biết các nhà khoa học mang mặt nạ thường quấy rầy chúng.
Quạ đen là một trong số ít động vật biết tạo ra công cụ. Chúng sử dụng gậy làm giáo, dùng mỏ để uốn dây, mặc dù chúng chưa từng thấy qua cách làm.
Sau khi kiếm được thức ăn, quạ sẽ quan sát xung quanh để chắc chắn rằng không có ai nhìn thấy nó. Nếu phát hiện một con vật khác đang lăm le thức ăn của mình, chúng sẽ giả vờ chôn thức ăn ở đó, nhưng thực sự lại giấu vào bộ lông và bay đi tìm địa điểm khác.
Những con quạ thích nghi với cuộc sống hiện đại của con người rất nhanh chóng. Chúng quan sát và học hỏi từ những gì con người làm hàng ngày. Những con quạ sống ở các đô thị thường thu thập các loại hạt và thả xuống mặt đường. Mục đích của việc này là mượn sức của ô tô làm vỡ hạt.
Mặc dù quạ không có khả năng làm những bài kiểm tra hay học tập như con người, nhưng chúng vẫn hiểu được các khái niệm trừu tượng. Tại trụ sở Moscow, những con quạ được huấn luyện để ghép các vật phẩm tương tự (có cùng hình dạng, màu sắc, số lượng). Sau đó, quạ được huấn luyện để nhận biết các vật phẩm có mối liên hệ với nhau.