Các nhà khoa học đã khai quật một bộ hài cốt của cậu bé 9-12 tuổi tại di chỉ Ubeidiya, thuộc Thung lũng Jordan có niên đại 1,5 triệu năm vô cùng đặc biệt.Hài cốt chỉ bao gồm một đốt sống hóa thạch 1,5 triệu tuổi, nhưng đủ tốt để viết lại một phần lịch sử cổ đại.Nhóm nghiên cứu từ Đại học Bar-Ilan, Cao đẳng học thuật Ono, Đại học Tulsa và Cơ quan Cổ vật Israel đã tiến hành đối chiếu với các mảnh hài cốt 1,8 triệu năm tuổi được phát hiện ở Georgia trước đó.Kết quả thu được cho thấy có vẻ tổ tiên chúng ta đã rời chiếc nôi loài người rất nhiều lần, trong đó 2 đợt cổ xưa nhất diễn ra 1,8 đến 1,5 triệu năm trước.Bộ hài cốt của cậu bé vừa phát hiện - mang mã số UB 10749 - đại diện cho làn sóng thứ 2. Sau khi tái hiện các đặc tính cơ thể của cậu bé mới 9-12 tuổi khi qua đời nhờ công nghệ hiện đại, chúng ta đã hình dung ra cậu sẽ như thế nào khi trưởng thành.Kết quả cho thấy lúc lớn lên, cậu phải cao tới 1,98 m. Con số này hoàn toàn gây bối rối bởi hầu hết các loài người cổ đã biết đều thấp hơn chúng ta.Vì vậy, cậu bé này là một người khổng lồ kỳ lạ trong thế giới các loài người tuyệt chủng và các nhà khoa học vẫn chưa thể biết được cậu thuộc loài nào của chi Người (Homo) từng rất đa dạng.Bên cạnh hài cốt, xung quanh khu vực này còn phát hiện thêm nhiều công cụ chặt, rìu tay... bằng đá lửa và đá bazan, cùng rất nhiều xương của các "quái thú" tuyệt chủng như cọp răng kiếm, ma mút, trâu khổng lồ...Có vẻ như những chiến binh cổ đại này đã sống cùng và chết cùng các quái thú kỳ dị trong suốt cuộc di cư từ châu Phi đến châu Âu - châu Á diễn ra vào 1,8 triệu năm trước.Lý thuyết "Out of Africa" liên quan đến cuộc di cư châu Phi trước đó của các bộ tộc Homo erectus , sau đó là sự phân tán của H. sapiens mà cuối cùng đã trở thành nền văn minh của con người.Khi nghiên cứu sự đa dạng di truyền và hình dạng hộp sọ của 53 quần thể người từ khắp nơi trên thế giới, các nhà khoa học nhận thấy càng ở xa châu Phi, cấu trúc di truyền của họ càng ít thay đổi.Lý do là, khi loài người lan ra khỏi cái nôi của nền văn minh, quy mô dân số của họ giảm xuống. Điều đó cũng có nghĩa là có ít sự đa dạng di truyền hơn.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Các nhà khoa học đã khai quật một bộ hài cốt của cậu bé 9-12 tuổi tại di chỉ Ubeidiya, thuộc Thung lũng Jordan có niên đại 1,5 triệu năm vô cùng đặc biệt.
Hài cốt chỉ bao gồm một đốt sống hóa thạch 1,5 triệu tuổi, nhưng đủ tốt để viết lại một phần lịch sử cổ đại.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Bar-Ilan, Cao đẳng học thuật Ono, Đại học Tulsa và Cơ quan Cổ vật Israel đã tiến hành đối chiếu với các mảnh hài cốt 1,8 triệu năm tuổi được phát hiện ở Georgia trước đó.
Kết quả thu được cho thấy có vẻ tổ tiên chúng ta đã rời chiếc nôi loài người rất nhiều lần, trong đó 2 đợt cổ xưa nhất diễn ra 1,8 đến 1,5 triệu năm trước.
Bộ hài cốt của cậu bé vừa phát hiện - mang mã số UB 10749 - đại diện cho làn sóng thứ 2. Sau khi tái hiện các đặc tính cơ thể của cậu bé mới 9-12 tuổi khi qua đời nhờ công nghệ hiện đại, chúng ta đã hình dung ra cậu sẽ như thế nào khi trưởng thành.
Kết quả cho thấy lúc lớn lên, cậu phải cao tới 1,98 m. Con số này hoàn toàn gây bối rối bởi hầu hết các loài người cổ đã biết đều thấp hơn chúng ta.
Vì vậy, cậu bé này là một người khổng lồ kỳ lạ trong thế giới các loài người tuyệt chủng và các nhà khoa học vẫn chưa thể biết được cậu thuộc loài nào của chi Người (Homo) từng rất đa dạng.
Bên cạnh hài cốt, xung quanh khu vực này còn phát hiện thêm nhiều công cụ chặt, rìu tay... bằng đá lửa và đá bazan, cùng rất nhiều xương của các "quái thú" tuyệt chủng như cọp răng kiếm, ma mút, trâu khổng lồ...
Có vẻ như những chiến binh cổ đại này đã sống cùng và chết cùng các quái thú kỳ dị trong suốt cuộc di cư từ châu Phi đến châu Âu - châu Á diễn ra vào 1,8 triệu năm trước.
Lý thuyết "Out of Africa" liên quan đến cuộc di cư châu Phi trước đó của các bộ tộc Homo erectus , sau đó là sự phân tán của H. sapiens mà cuối cùng đã trở thành nền văn minh của con người.
Khi nghiên cứu sự đa dạng di truyền và hình dạng hộp sọ của 53 quần thể người từ khắp nơi trên thế giới, các nhà khoa học nhận thấy càng ở xa châu Phi, cấu trúc di truyền của họ càng ít thay đổi.
Lý do là, khi loài người lan ra khỏi cái nôi của nền văn minh, quy mô dân số của họ giảm xuống. Điều đó cũng có nghĩa là có ít sự đa dạng di truyền hơn.