Các hạt băng phun lên từ mặt trăng Europa hay Enceladus có thể chứa đựng bằng chứng về sự sống. Dưới lớp vỏ băng của mặt trăng Europa và Enceladus là đại dương ngầm, nơi có thể ẩn chứa sự sống. Mặc dù việc tìm kiếm sự sống dưới lớp băng là một thách thức lớn, nhưng phát hiện này mở ra cơ hội mới cho các nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science Advances đã chỉ ra rằng hoạt động thủy nhiệt dưới đáy đại dương ngầm của Europa và Enceladus có thể tạo ra đủ động lực để đẩy vật chất chứa tế bào sống ra ngoài không gian.Các máy quang phổ khối được trang bị trên các tàu vũ trụ như Europa Clipper có khả năng xác định các dấu hiệu của sự sống trong các hạt băng này.Các nhà khoa học tin rằng có thể phát hiện được vi khuẩn sống trong các hạt băng này, giống như loài vi khuẩn cực nhỏ Sphingopyxis alaskensis được tìm thấy ở bang Alaska, Mỹ.Phát hiện này cung cấp một hướng mới cho NASA và các cơ quan vũ trụ khác trong việc lập trình các sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.Enceladus là vệ tinh lớn thứ sáu của Sao Thổ. Nó được nhà thiên văn học William Herschel phát hiện vào năm 1789.Trước năm 1980 (thời điểm 2 tàu vũ trụ Voyager bay ngang qua Enceladus), người ta biết rất ít về Enceladus ngoài việc trên bề mặt vệ tinh này có nước.Enceladus có đường kính khoảng 500km, bằng 1/10 kích thước của Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ.Con người mới chỉ tiếp cận được Europa bằng những tàu vũ trụ bay ngang qua bề mặt vệ tinh này.Mặc dù vậy, những đặc điểm rất đáng chú ý của Europa khiến nó trở thành một trong những thiên thể có khả năng tồn tại sự sống cao nhất trong hệ Mặt Trời.Mời quý độc giả xem thêm video: Bằng chứng thuyết phục về “thế giới sự sống ngoài hành tinh".
Các hạt băng phun lên từ mặt trăng Europa hay Enceladus có thể chứa đựng bằng chứng về sự sống. Dưới lớp vỏ băng của mặt trăng Europa và Enceladus là đại dương ngầm, nơi có thể ẩn chứa sự sống. Mặc dù việc tìm kiếm sự sống dưới lớp băng là một thách thức lớn, nhưng phát hiện này mở ra cơ hội mới cho các nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science Advances đã chỉ ra rằng hoạt động thủy nhiệt dưới đáy đại dương ngầm của Europa và Enceladus có thể tạo ra đủ động lực để đẩy vật chất chứa tế bào sống ra ngoài không gian.
Các máy quang phổ khối được trang bị trên các tàu vũ trụ như Europa Clipper có khả năng xác định các dấu hiệu của sự sống trong các hạt băng này.
Các nhà khoa học tin rằng có thể phát hiện được vi khuẩn sống trong các hạt băng này, giống như loài vi khuẩn cực nhỏ Sphingopyxis alaskensis được tìm thấy ở bang Alaska, Mỹ.
Phát hiện này cung cấp một hướng mới cho NASA và các cơ quan vũ trụ khác trong việc lập trình các sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Enceladus là vệ tinh lớn thứ sáu của Sao Thổ. Nó được nhà thiên văn học William Herschel phát hiện vào năm 1789.
Trước năm 1980 (thời điểm 2 tàu vũ trụ Voyager bay ngang qua Enceladus), người ta biết rất ít về Enceladus ngoài việc trên bề mặt vệ tinh này có nước.
Enceladus có đường kính khoảng 500km, bằng 1/10 kích thước của Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ.
Con người mới chỉ tiếp cận được Europa bằng những tàu vũ trụ bay ngang qua bề mặt vệ tinh này.
Mặc dù vậy, những đặc điểm rất đáng chú ý của Europa khiến nó trở thành một trong những thiên thể có khả năng tồn tại sự sống cao nhất trong hệ Mặt Trời.
Mời quý độc giả xem thêm video: Bằng chứng thuyết phục về “thế giới sự sống ngoài hành tinh".