Các nhà thiên văn đã nghiên cứu, phân tích dữ liệu của kính viễn vọng James Webb và phát hiện 6 " quái vật" lớn gấp 100 tỷ lần Mặt trời. Đó là những thiên hà khổng lồ tồn tại từ khoảng năm 500 - 700 triệu năm sau vụ nổ Big Bang khai sinh vũ trụ (tức xảy ra vào khoảng 13,8 tỷ năm trước).Theo các chuyên, 6 thiên hà này không phải có kích thước khá lớn so với các thiên hà xuất hiện sau. Trong số này, 6 thiên hà trên vẫn có kích thước nhỏ hơn thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân Hà).Tuy nhiên, vào thời điểm vũ trụ còn "sơ sinh", việc 6 thiên hà có kích thước lớn gấp 100 tỷ lần Mặt trời là điều không bình thường.Bởi lẽ, để đạt được kích thước khổng lồ, những thiên hà lớn giống như thiên hà chứa Trái đất Milky Way đã nhiều lần "nuốt chửng" những thiên hà khác trong quá trình phát triển. Nhờ đó, chúng mới có kích thước khủng như hiện nay.Trên thực tế, các nhà khoa học phát hiện những thiên hà lớn như thiên hà chứa Trái đất Milky Way đã "nuốt" nhiều thiên hà."Những thiên hà này lớn hơn nhiều so với dự đoán của bất kỳ ai. Chúng tôi cho rằng sẽ có thể tìm thấy một số thiên hà có kích thước nhỏ, trẻ. Tuy nhiên, chúng tôi không ngờ đã phát hiện ra những thiên hà được hình thành từ thuở bình minh của vũ trụ", nhà thiên văn học Joel Leia từ Đại học bang Pennsylvania, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.Phát hiện 6 thiên hà khổng lồ trên đã phá vỡ quan niệm của giới chuyên gia về thời điểm các thiên hà hình thành trong vũ trụ thuở sơ khai.Bởi lẽ, các mô hình trước đó chỉ ra những thiên hà đầu tiên bắt đầu hình thành vào khoảng 150 triệu năm sau các vụ nổ lớn sau vụ nổ Big Bang.Sáu "quái vật" mới phát hiện trở thành bí ẩn lớn đối với giới thiên văn cũng như khoa học. Họ dự định sẽ nghiên cứu dữ liệu quang phổ của các thiên hà nhằm xác định xem vì sao chúng có kích thước lớn như vậy.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Các nhà thiên văn đã nghiên cứu, phân tích dữ liệu của kính viễn vọng James Webb và phát hiện 6 " quái vật" lớn gấp 100 tỷ lần Mặt trời. Đó là những thiên hà khổng lồ tồn tại từ khoảng năm 500 - 700 triệu năm sau vụ nổ Big Bang khai sinh vũ trụ (tức xảy ra vào khoảng 13,8 tỷ năm trước).
Theo các chuyên, 6 thiên hà này không phải có kích thước khá lớn so với các thiên hà xuất hiện sau. Trong số này, 6 thiên hà trên vẫn có kích thước nhỏ hơn thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân Hà).
Tuy nhiên, vào thời điểm vũ trụ còn "sơ sinh", việc 6 thiên hà có kích thước lớn gấp 100 tỷ lần Mặt trời là điều không bình thường.
Bởi lẽ, để đạt được kích thước khổng lồ, những thiên hà lớn giống như thiên hà chứa Trái đất Milky Way đã nhiều lần "nuốt chửng" những thiên hà khác trong quá trình phát triển. Nhờ đó, chúng mới có kích thước khủng như hiện nay.
Trên thực tế, các nhà khoa học phát hiện những thiên hà lớn như thiên hà chứa Trái đất Milky Way đã "nuốt" nhiều thiên hà.
"Những thiên hà này lớn hơn nhiều so với dự đoán của bất kỳ ai. Chúng tôi cho rằng sẽ có thể tìm thấy một số thiên hà có kích thước nhỏ, trẻ. Tuy nhiên, chúng tôi không ngờ đã phát hiện ra những thiên hà được hình thành từ thuở bình minh của vũ trụ", nhà thiên văn học Joel Leia từ Đại học bang Pennsylvania, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
Phát hiện 6 thiên hà khổng lồ trên đã phá vỡ quan niệm của giới chuyên gia về thời điểm các thiên hà hình thành trong vũ trụ thuở sơ khai.
Bởi lẽ, các mô hình trước đó chỉ ra những thiên hà đầu tiên bắt đầu hình thành vào khoảng 150 triệu năm sau các vụ nổ lớn sau vụ nổ Big Bang.
Sáu "quái vật" mới phát hiện trở thành bí ẩn lớn đối với giới thiên văn cũng như khoa học. Họ dự định sẽ nghiên cứu dữ liệu quang phổ của các thiên hà nhằm xác định xem vì sao chúng có kích thước lớn như vậy.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.