Chuyên gia cứu hộ động vật kiêm nhà cải tạo môi trường Nancy đã tìm thấy Beave bên vệ đường khi bé hải ly này mới chỉ 3 tuần tuổi vào tháng 5 vừa qua.Sau khi kiểm tra xung quanh, cô nhận định cha mẹ của Beave có lẽ đã bị các thợ săn bắt đi, bởi hải ly thường sẽ không bỏ lại con bơ vơ như vậy. Nancy đã đưa Beave về căn hộ cá nhân của mình để chăm sóc và nuôi dưỡng cho đến khi bé đủ trưởng thành để sinh tồn 1 mình trong tự nhiên hoang dã.Hải ly thường ở cùng cha mẹ ruột trong khoảng 2 năm đầu đời để học toàn bộ những kỹ năng cần thiết để tự mình sinh sống trong thiên nhiên. Điều này đồng nghĩa với việc, Nancy sẽ phải nuôi dưỡng Beave trong vòng ít nhất là 2 năm tới.Tuy nhiên, có lẽ do bản tính tự nhiên thôi thúc, Beave liên tục tha lôi đồ dùng trong nhà của Nancy để xây đập.Bất kể là chăn gối, hộp giấy vệ sinh, tượng đồ chơi, xô chậu hay là đồ thông cống, bé không bỏ qua bất cứ thứ nào.Nancy cho biết: “Beave bắt đầu xây đập bằng các vật dụng trong nhà, và tối nào cu cậu cũng miệt mài với công việc này. Cứ mỗi khi tôi dọn dẹp xong là y như rằng Beave bày vẽ trở lại. may mắn là nó vẫn chưa dám tự mình xây đập ở những khu vực có nước thật mà chỉ quanh quẩn trong nhà mà thôi”.Bên cạnh thời gian “xây đập", Beave cũng được tham gia nhiều hoạt động ngoài trời như vận động thể chất và vệ sinh cơ thể. Thỉnh thoảng, nó cũng lang thang khắp nơi ở của mình như 1 cách dạo chơi cho khuây khoả.Đập do hải ly xây dựng để cung cấp ao cũng như việc bảo vệ chống lại những kẻ săn mồi như chó sói và gấu, đồng thời tạo đường kiếm ăn dễ dàng trong mùa đông.Hải ly làm việc vào ban đêm và là những người xây dựng chăm chỉ, dùng bàn chân trước và hàm răng để mang theo gỗ, đá và bùn.Hải ly có thể xây dựng lại những chiếc đập sơ đẳng qua đêm, mặc dù chúng không thể bảo vệ chiếc đập thứ hai một cách mạnh mẽ.Hải ly là một loài động vật kỳ dị có đầu to bè, khuôn mặt phẳng, hình dạng kỳ lạ, miệng thì mọc ra những cái răng cửa nhọn sắc, có thể cắt đứt được những cây gỗ to và các vật dụng cứng.Hải ly là loài thú sống lưỡng cư (cả dưới nước và trên cạn). Mỗi căn nhà của hải ly có hai cửa, một cái thông lên mặt đất, một cái phải đi qua một đường hầm mở ra dưới mặt nước. Như thế sẽ rất thuận lợi cho cuộc sống lưỡng cư của hải ly.Ở những nơi gần sông nước chảy lưu thông, hải ly xây mấy cái đập kiên cố, để khống chế mực nước mà chúng cần. Chúng không ngừng sửa chữa và củng cố những đập chắn của mình, nên những chiếc đập này thường rất kiên cố, đến mức 5 - 6 người có thể cùng lúc đi qua mà không bị sập.Những sát thủ ghê rợn của thế giới động vật
Chuyên gia cứu hộ động vật kiêm nhà cải tạo môi trường Nancy đã tìm thấy Beave bên vệ đường khi bé hải ly này mới chỉ 3 tuần tuổi vào tháng 5 vừa qua.
Sau khi kiểm tra xung quanh, cô nhận định cha mẹ của Beave có lẽ đã bị các thợ săn bắt đi, bởi hải ly thường sẽ không bỏ lại con bơ vơ như vậy. Nancy đã đưa Beave về căn hộ cá nhân của mình để chăm sóc và nuôi dưỡng cho đến khi bé đủ trưởng thành để sinh tồn 1 mình trong tự nhiên hoang dã.
Hải ly thường ở cùng cha mẹ ruột trong khoảng 2 năm đầu đời để học toàn bộ những kỹ năng cần thiết để tự mình sinh sống trong thiên nhiên. Điều này đồng nghĩa với việc, Nancy sẽ phải nuôi dưỡng Beave trong vòng ít nhất là 2 năm tới.
Tuy nhiên, có lẽ do bản tính tự nhiên thôi thúc, Beave liên tục tha lôi đồ dùng trong nhà của Nancy để xây đập.
Bất kể là chăn gối, hộp giấy vệ sinh, tượng đồ chơi, xô chậu hay là đồ thông cống, bé không bỏ qua bất cứ thứ nào.
Nancy cho biết: “Beave bắt đầu xây đập bằng các vật dụng trong nhà, và tối nào cu cậu cũng miệt mài với công việc này. Cứ mỗi khi tôi dọn dẹp xong là y như rằng Beave bày vẽ trở lại. may mắn là nó vẫn chưa dám tự mình xây đập ở những khu vực có nước thật mà chỉ quanh quẩn trong nhà mà thôi”.
Bên cạnh thời gian “xây đập", Beave cũng được tham gia nhiều hoạt động ngoài trời như vận động thể chất và vệ sinh cơ thể. Thỉnh thoảng, nó cũng lang thang khắp nơi ở của mình như 1 cách dạo chơi cho khuây khoả.
Đập do hải ly xây dựng để cung cấp ao cũng như việc bảo vệ chống lại những kẻ săn mồi như chó sói và gấu, đồng thời tạo đường kiếm ăn dễ dàng trong mùa đông.
Hải ly làm việc vào ban đêm và là những người xây dựng chăm chỉ, dùng bàn chân trước và hàm răng để mang theo gỗ, đá và bùn.
Hải ly có thể xây dựng lại những chiếc đập sơ đẳng qua đêm, mặc dù chúng không thể bảo vệ chiếc đập thứ hai một cách mạnh mẽ.
Hải ly là một loài động vật kỳ dị có đầu to bè, khuôn mặt phẳng, hình dạng kỳ lạ, miệng thì mọc ra những cái răng cửa nhọn sắc, có thể cắt đứt được những cây gỗ to và các vật dụng cứng.
Hải ly là loài thú sống lưỡng cư (cả dưới nước và trên cạn). Mỗi căn nhà của hải ly có hai cửa, một cái thông lên mặt đất, một cái phải đi qua một đường hầm mở ra dưới mặt nước. Như thế sẽ rất thuận lợi cho cuộc sống lưỡng cư của hải ly.
Ở những nơi gần sông nước chảy lưu thông, hải ly xây mấy cái đập kiên cố, để khống chế mực nước mà chúng cần. Chúng không ngừng sửa chữa và củng cố những đập chắn của mình, nên những chiếc đập này thường rất kiên cố, đến mức 5 - 6 người có thể cùng lúc đi qua mà không bị sập.
Những sát thủ ghê rợn của thế giới động vật