Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã tìm thấy các khối xây dựng sự sống trên một tiểu hành tinh trong không gian như Ryugu.Theo đó, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra hơn 20 loại axit amin trên tảng đá vũ trụ Ryugu, cách Trái đất hơn 200 triệu dặm.Các nhà khoa học đã khám phá các phát hiện đầu tiên bằng cách nghiên cứu các mẫu lấy từ tiểu hành tinh gần Trái đất bởi tàu vũ trụ Hayabusa2 của Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), hạ cánh trên Ryugu.Tàu vũ trụ thu được 5,4 gam vật liệu từ bề mặt của tiểu hành tinh, xếp nó vào một thùng kín và phóng nó trở lại Trái đất theo một quỹ đạo đã được tinh chỉnh. Các nhà khoa học tin rằng, thay vì là một tảng đá lớn, Ryugu được tạo thành từ nhiều tảng đá nhỏ và tiểu hành tinh này có hình dạng đỉnh quay khác thường do quay nhanh.Là một tiểu hành tinh dạng cacbon, hay loại C, Ryugu chứa một lượng lớn chất hữu cơ giàu cacbon, phần lớn trong số đó có thể có nguồn gốc từ cùng một tinh vân đã sinh ra mặt trời và các hành tinh trong hệ mặt trời cách đây khoảng 4,6 tỷ năm trước.Phân tích mẫu trước đây cũng cho thấy rằng, tiểu hành tinh này chứa nước."Vật liệu Ryugu là vật liệu nguyên thủy nhất trong hệ Mặt trời mà chúng tôi từng nghiên cứu", Hisayoshi Yurimoto, giáo sư khoa học địa chất tại Đại học Hokkaido và là trưởng nhóm phân tích hóa học ban đầu của sứ mệnh Hayabusa2, cho biết trong một tuyên bố.Không giống như các phân tử hữu cơ được tìm thấy trên Trái đất, các mẫu vật liệu từ tiểu hành tinh đen như mực, mà các nhà khoa học tìm thấy chỉ phản xạ từ 2% đến 3% ánh sáng chiếu vào chúng."Chúng tôi phát hiện các hợp chất hữu cơ tiền sinh học khác nhau trong các mẫu, bao gồm các axit amin tạo protein, hydrocacbon thơm đa vòng tương tự như dầu mỏ trên cạn và các hợp chất nitơ khác nhau", Hiroshi Naraoka, một nhà khoa học hành tinh tại Đại học Kyushu và trưởng nhóm nghiên cứu tìm kiếm chất hữu cơ trong các mẫu, cho biết. "Các phân tử hữu cơ tiền sinh học này có thể phát tán khắp hệ mặt trời, có khả năng là bụi liên hành tinh từ bề mặt Ruygu do va chạm hoặc từ các nguyên nhân khác”.Ban đầu, phân tích mẫu phát hiện 10 loại axit amin, nhưng giờ con số đã tăng lên hơn 20. Axit amin là nền tảng cơ bản của tất cả các protein và là tiền đề không thể thiếu cho sự tồn tại của sự sống trên hành tinh. Những phát hiện của Ryugu làm bằng chứng cho thấy, các tiểu hành tinh mang các phân tử này thậm chí còn nhiều hơn.Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục phân tích các mẫu vật liệu từ tiểu hành tinh Ryugu và nhiều dữ liệu hơn nữa về sự hình thành của tiểu hành tinh và thành phần của nó sẽ sớm được cung cấp.Và Ryugu không phải là tảng đá không gian duy nhất bị điều tra. Vào năm 2021, tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA đã thu thập một mẫu đá từ một tiểu hành tinh hình kim cương khác, tên là Bennu. Khi mẫu quay trở lại Trái đất vào năm 2023, các dấu hiệu của chất hữu cơ chứa bên trong nó có thể cung cấp cho các nhà khoa học những manh mối quan trọng về sự tiến hóa của hệ mặt trời và các vật liệu của nó, cùng với cách thức sự sống xuất hiện từ chúng.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã tìm thấy các khối xây dựng sự sống trên một tiểu hành tinh trong không gian như Ryugu.
Theo đó, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra hơn 20 loại axit amin trên tảng đá vũ trụ Ryugu, cách Trái đất hơn 200 triệu dặm.
Các nhà khoa học đã khám phá các phát hiện đầu tiên bằng cách nghiên cứu các mẫu lấy từ tiểu hành tinh gần Trái đất bởi tàu vũ trụ Hayabusa2 của Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), hạ cánh trên Ryugu.
Tàu vũ trụ thu được 5,4 gam vật liệu từ bề mặt của tiểu hành tinh, xếp nó vào một thùng kín và phóng nó trở lại Trái đất theo một quỹ đạo đã được tinh chỉnh.
Các nhà khoa học tin rằng, thay vì là một tảng đá lớn, Ryugu được tạo thành từ nhiều tảng đá nhỏ và tiểu hành tinh này có hình dạng đỉnh quay khác thường do quay nhanh.
Là một tiểu hành tinh dạng cacbon, hay loại C, Ryugu chứa một lượng lớn chất hữu cơ giàu cacbon, phần lớn trong số đó có thể có nguồn gốc từ cùng một tinh vân đã sinh ra mặt trời và các hành tinh trong hệ mặt trời cách đây khoảng 4,6 tỷ năm trước.
Phân tích mẫu trước đây cũng cho thấy rằng, tiểu hành tinh này chứa nước.
"Vật liệu Ryugu là vật liệu nguyên thủy nhất trong hệ Mặt trời mà chúng tôi từng nghiên cứu", Hisayoshi Yurimoto, giáo sư khoa học địa chất tại Đại học Hokkaido và là trưởng nhóm phân tích hóa học ban đầu của sứ mệnh Hayabusa2, cho biết trong một tuyên bố.
Không giống như các phân tử hữu cơ được tìm thấy trên Trái đất, các mẫu vật liệu từ tiểu hành tinh đen như mực, mà các nhà khoa học tìm thấy chỉ phản xạ từ 2% đến 3% ánh sáng chiếu vào chúng.
"Chúng tôi phát hiện các hợp chất hữu cơ tiền sinh học khác nhau trong các mẫu, bao gồm các axit amin tạo protein, hydrocacbon thơm đa vòng tương tự như dầu mỏ trên cạn và các hợp chất nitơ khác nhau", Hiroshi Naraoka, một nhà khoa học hành tinh tại Đại học Kyushu và trưởng nhóm nghiên cứu tìm kiếm chất hữu cơ trong các mẫu, cho biết. "Các phân tử hữu cơ tiền sinh học này có thể phát tán khắp hệ mặt trời, có khả năng là bụi liên hành tinh từ bề mặt Ruygu do va chạm hoặc từ các nguyên nhân khác”.
Ban đầu, phân tích mẫu phát hiện 10 loại axit amin, nhưng giờ con số đã tăng lên hơn 20. Axit amin là nền tảng cơ bản của tất cả các protein và là tiền đề không thể thiếu cho sự tồn tại của sự sống trên hành tinh. Những phát hiện của Ryugu làm bằng chứng cho thấy, các tiểu hành tinh mang các phân tử này thậm chí còn nhiều hơn.
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục phân tích các mẫu vật liệu từ tiểu hành tinh Ryugu và nhiều dữ liệu hơn nữa về sự hình thành của tiểu hành tinh và thành phần của nó sẽ sớm được cung cấp.
Và Ryugu không phải là tảng đá không gian duy nhất bị điều tra. Vào năm 2021, tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA đã thu thập một mẫu đá từ một tiểu hành tinh hình kim cương khác, tên là Bennu. Khi mẫu quay trở lại Trái đất vào năm 2023, các dấu hiệu của chất hữu cơ chứa bên trong nó có thể cung cấp cho các nhà khoa học những manh mối quan trọng về sự tiến hóa của hệ mặt trời và các vật liệu của nó, cùng với cách thức sự sống xuất hiện từ chúng.