Dữ liệu gửi về cho thấy vùng đất mà tàu thám hiểm sao Hỏa đã từng hạ cánh được hình thành bởi dòng dung nham núi lửa. Điều này khiến các nhà khoa học vô cùng bất ngờ.Trước đây, họ cho rằng những tảng đá xếp lớp mà Perseverance chụp được là trầm tích. Bên cạnh đó, những mẫu đá được tàu NASA thu thập cũng tiết lộ rằng chúng đã tương tác với nước nhiều lần, và một số trong số chúng bao gồm các phân tử hữu cơ.Những khám phá này có thể giúp các nhà khoa học tạo ra một dòng thời gian chính xác cho các sự kiện đã diễn ra ở Jezero Crater, địa điểm của một chiếc hồ cổ trên sao Hỏa.Đặc biệt, phát hiện này có ý nghĩa rộng lớn hơn trong việc tìm hiểu sự sống trên sao Hỏa. Theo các nhà khoa học, sau khi phân tích các mẫu đá trên sao Hỏa, kết quả đều chỉ ra thực tế rằng đá này đến từ dòng dung nham núi lửa.Có thể dung nham đã chảy xuống miệng núi lửa, nhưng tầng ban đầu của miệng núi lửa nằm bên dưới lớp đá mà tàu thám hiểm Perseverance đi qua.Trước đó, các nhà địa chất học cho biết một khu vực tại vùng châu thổ gần vị trí tàu thăm dò Perseverance có thể chứa bằng chứng hóa thạch về sự sống ngoài Trái đất.Hỏa tinh từng được bao phủ bởi sông nước tương tự Trái đất, đó cũng là dấu hiệu của sự sống. Tuy nhiên, các vũng nước lớn trên sao Hỏa đã khô cằn trong hàng chục năm trước khi bầu khí quyển biến mất. Kể từ đó, sao Hỏa trở thành vùng đất cằn cỗi, khắc nghiệt.Các nhà khoa học đã nghiên cứu về sự tồn tại của nước trên sao Hỏa trong nhiều năm. Đó là lý do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) khởi động sứ mệnh khám phá sao Hỏa 2020, sử dụng tàu thăm dò Perseverance để tìm kiếm dấu vết sự sống trên "Hành tinh đỏ".Vị trí thăm dò của Perseverance xung quanh miệng núi lửa Jezero, nơi được cho từng bị nước tràn vào, xung quanh là đồng bằng châu thổ có thể chứa dấu vết của sự sống.Các lớp trầm tích của châu thổ là một trong những mục tiêu nghiên cứu quan trọng, giúp tìm kiếm dấu vết của sự sống cổ đại.Thông qua hình ảnh chụp bởi Perseverance, các nhà khoa học không chỉ phân tích vùng đồng bằng chính của Jezero mà còn quan sát khu đồi có tên Kodiak, một phần của châu thổ xa hơn.Bằng cách phân tích địa tầng của Kodiak, các nhà khoa học có thể xác định những dấu vết có khả năng bảo tồn sự sống.Mời các bạn xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV
Dữ liệu gửi về cho thấy vùng đất mà tàu thám hiểm sao Hỏa đã từng hạ cánh được hình thành bởi dòng dung nham núi lửa. Điều này khiến các nhà khoa học vô cùng bất ngờ.
Trước đây, họ cho rằng những tảng đá xếp lớp mà Perseverance chụp được là trầm tích. Bên cạnh đó, những mẫu đá được tàu NASA thu thập cũng tiết lộ rằng chúng đã tương tác với nước nhiều lần, và một số trong số chúng bao gồm các phân tử hữu cơ.
Những khám phá này có thể giúp các nhà khoa học tạo ra một dòng thời gian chính xác cho các sự kiện đã diễn ra ở Jezero Crater, địa điểm của một chiếc hồ cổ trên sao Hỏa.
Đặc biệt, phát hiện này có ý nghĩa rộng lớn hơn trong việc tìm hiểu sự sống trên sao Hỏa. Theo các nhà khoa học, sau khi phân tích các mẫu đá trên sao Hỏa, kết quả đều chỉ ra thực tế rằng đá này đến từ dòng dung nham núi lửa.
Có thể dung nham đã chảy xuống miệng núi lửa, nhưng tầng ban đầu của miệng núi lửa nằm bên dưới lớp đá mà tàu thám hiểm Perseverance đi qua.
Trước đó, các nhà địa chất học cho biết một khu vực tại vùng châu thổ gần vị trí tàu thăm dò Perseverance có thể chứa bằng chứng hóa thạch về sự sống ngoài Trái đất.
Hỏa tinh từng được bao phủ bởi sông nước tương tự Trái đất, đó cũng là dấu hiệu của sự sống. Tuy nhiên, các vũng nước lớn trên sao Hỏa đã khô cằn trong hàng chục năm trước khi bầu khí quyển biến mất. Kể từ đó, sao Hỏa trở thành vùng đất cằn cỗi, khắc nghiệt.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về sự tồn tại của nước trên sao Hỏa trong nhiều năm. Đó là lý do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) khởi động sứ mệnh khám phá sao Hỏa 2020, sử dụng tàu thăm dò Perseverance để tìm kiếm dấu vết sự sống trên "Hành tinh đỏ".
Vị trí thăm dò của Perseverance xung quanh miệng núi lửa Jezero, nơi được cho từng bị nước tràn vào, xung quanh là đồng bằng châu thổ có thể chứa dấu vết của sự sống.
Các lớp trầm tích của châu thổ là một trong những mục tiêu nghiên cứu quan trọng, giúp tìm kiếm dấu vết của sự sống cổ đại.
Thông qua hình ảnh chụp bởi Perseverance, các nhà khoa học không chỉ phân tích vùng đồng bằng chính của Jezero mà còn quan sát khu đồi có tên Kodiak, một phần của châu thổ xa hơn.
Bằng cách phân tích địa tầng của Kodiak, các nhà khoa học có thể xác định những dấu vết có khả năng bảo tồn sự sống.