Hệ sao TRAPPIST-1 gồm 7 hành tinh có kích thước tương tự Trái đất cùng quay xung quanh một ngôi sao lùn. Một nghiên cứu mới đây dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Sean Raymond từ Đại học Bordeaux (Pháp) đã giải mã bí ẩn của hệ sao này.Cụ thể, theo tính toán của nhóm nghiên cứu, 7 hành tinh này đã trải qua quá khứ bình yên hơn hẳn Trái đất. Đó là lý do chúng giữ được sự "cộng hưởng quỹ đạo" đồng điệu trong suốt 7 tỉ năm.Cộng hưởng quỹ đạo có nghĩa là khi một hành tinh này hoàn thành một số vòng quay quanh ngôi sao mẹ thì hành tinh khác cũng quay trọn vẹn một số vòng khác.Trong hệ sao này, mỗi khi TRAPPIST-1 b quay 8 vòng quanh sao mẹ thì hành tinh c quay vừa xong 5 vòng, hành tinh d 4 vòng, hành tinh e 2 vòng... và chu kỳ này lặp lại liên tục trong suốt cuộc đời các hành tinh.Bên cạnh đó, việc hệ sao này giữ được vũ điệu nhịp nhàng nói trên chỉ có thể vì chúng ít bị tấn công bởi các cú va chạm của tiểu hành tinh và sao chổi.Chỉ các tảng đá không gian lớn hoàn toàn mới có thể khiến vòng quay của một hành tinh bị thay đổi, từ đó sự cộng hưởng của 7 hành tinh không còn hoàn hảo.Từ mô hình, các nhà khoa học cũng nhận thấy 7 hành tinh này hình thành từ rất sớm sau khi sao mẹ xuất hiện và hình thành rất nhanh, chỉ bằng 1/10 thời gian so với Trái Đất. Ít nhất 3 hành tinh trong số chúng là phù hợp với sự sống.Tuy nhiên, sự yên bình này chưa chắc đã mang đến kết quả tốt đẹp. Nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy những cú va chạm nảy lửa trong lịch sử sơ khai của Trái Đất đã làm phong phú thêm thành phần hóa học của hành tinh.Những cú va chạm này cũng mang đến cho Trái đất những thứ quan trọng như nước hay các vật chất tiền sinh học đến với địa cầu, tạo điều kiện cho sự sống phát sinh về sau.Những nghiên cứu trước đây cho thấy, toàn bộ 7 hành tinh của hệ sao TRAPPIST-1 đều nằm ở một ví trí mà nước (nếu có) đều sẽ không quá lạnh để bị đóng băng, hay không quá nóng để không thể duy trì sự sống.Phát hiện này đã làm các nhà khoa học NASA cực kì hứng thú bởi rất có thể con người đã tìm ra được một hệ sao có thể tồn tại sự sống trong vũ trụ rộng lớn này.Hệ sao TRAPPIST-1 cách Trái Đất 39 năm ánh sáng, là hệ có số hành tinh có kích thước tương đương Trái Đất quay quanh một ngôi sao nhiều nhất được biết tính tới nay. Nó cũng là hệ thuộc "vùng ôn hòa", không quá nóng và cũng không quá lạnh.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Hệ sao TRAPPIST-1 gồm 7 hành tinh có kích thước tương tự Trái đất cùng quay xung quanh một ngôi sao lùn. Một nghiên cứu mới đây dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Sean Raymond từ Đại học Bordeaux (Pháp) đã giải mã bí ẩn của hệ sao này.
Cụ thể, theo tính toán của nhóm nghiên cứu, 7 hành tinh này đã trải qua quá khứ bình yên hơn hẳn Trái đất. Đó là lý do chúng giữ được sự "cộng hưởng quỹ đạo" đồng điệu trong suốt 7 tỉ năm.
Cộng hưởng quỹ đạo có nghĩa là khi một hành tinh này hoàn thành một số vòng quay quanh ngôi sao mẹ thì hành tinh khác cũng quay trọn vẹn một số vòng khác.
Trong hệ sao này, mỗi khi TRAPPIST-1 b quay 8 vòng quanh sao mẹ thì hành tinh c quay vừa xong 5 vòng, hành tinh d 4 vòng, hành tinh e 2 vòng... và chu kỳ này lặp lại liên tục trong suốt cuộc đời các hành tinh.
Bên cạnh đó, việc hệ sao này giữ được vũ điệu nhịp nhàng nói trên chỉ có thể vì chúng ít bị tấn công bởi các cú va chạm của tiểu hành tinh và sao chổi.
Chỉ các tảng đá không gian lớn hoàn toàn mới có thể khiến vòng quay của một hành tinh bị thay đổi, từ đó sự cộng hưởng của 7 hành tinh không còn hoàn hảo.
Từ mô hình, các nhà khoa học cũng nhận thấy 7 hành tinh này hình thành từ rất sớm sau khi sao mẹ xuất hiện và hình thành rất nhanh, chỉ bằng 1/10 thời gian so với Trái Đất. Ít nhất 3 hành tinh trong số chúng là phù hợp với sự sống.
Tuy nhiên, sự yên bình này chưa chắc đã mang đến kết quả tốt đẹp. Nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy những cú va chạm nảy lửa trong lịch sử sơ khai của Trái Đất đã làm phong phú thêm thành phần hóa học của hành tinh.
Những cú va chạm này cũng mang đến cho Trái đất những thứ quan trọng như nước hay các vật chất tiền sinh học đến với địa cầu, tạo điều kiện cho sự sống phát sinh về sau.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy, toàn bộ 7 hành tinh của hệ sao TRAPPIST-1 đều nằm ở một ví trí mà nước (nếu có) đều sẽ không quá lạnh để bị đóng băng, hay không quá nóng để không thể duy trì sự sống.
Phát hiện này đã làm các nhà khoa học NASA cực kì hứng thú bởi rất có thể con người đã tìm ra được một hệ sao có thể tồn tại sự sống trong vũ trụ rộng lớn này.
Hệ sao TRAPPIST-1 cách Trái Đất 39 năm ánh sáng, là hệ có số hành tinh có kích thước tương đương Trái Đất quay quanh một ngôi sao nhiều nhất được biết tính tới nay. Nó cũng là hệ thuộc "vùng ôn hòa", không quá nóng và cũng không quá lạnh.